Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KNTT ĐỀ 4

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ gì?

A.   nộp thuế.

B.    đầu tư các dự án kinh tế.

C.    đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.

D.   thành lập doanh nghiệp tư nhân.

     Câu 2 (0,25 điểm). Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong:

A.   thực hiện quan hệ giao tiếp.

B.    việc chia đều của cải xã hội.  

C.    thực hiện quyền lao động.       

D.   việc san bằng thu nhập cá nhân.

     Câu 3 (0,25 điểm). Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A.   Chính trị.

B.    Kinh tế.

C.    Văn hóa.

D.   Giáo dục.

     Câu 4 (0,25 điểm). Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật

A.   bảo hộ.

B.    phân lập.

C.    cô lập.

D.   xâm phạm.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A.   Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.

B.    Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C.    Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo.

D.   Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

     Câu 6 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc ....

A.   ủy quyền ứng cử.        

B.    được tranh cử.

C.    trực tiếp tranh cử.        

D.   tự ứng cử.

     Câu 7 (0,25 điểm). Điền vế thích hợp vào chỗ trống:“Công dân thực hiện tố cáo có quyền được ...”

A.   bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

B.    ra quyết định gia hạn hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo.

C.    công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

D.   ra quyết định về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo.

     Câu 8 (0,25 điểm). Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A.   Phạt tiền.

B.    Cảnh cáo.

C.    Kỉ luật.

D.   Truy cứu trách nhiệm hình sự.

     Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A.   Lựa chọn giao dịch dân sự.    

B.    Bí mật xác lập di chúc thừa kế.

C.    Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.    

D.   Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

     Câu 10 (0,25 điểm). Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, chúng ta cần làm gì?

A.   học tập, noi gương.

B.    khuyến khích, cổ vũ.

C.    lên án, ngăn chặn.

D.   thờ ơ, vô cảm.

     Câu 11 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

A.   Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B.    Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C.    Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D.   Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

     Câu 12 (0,25 điểm). Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

A.   Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.

B.    Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.

C.    Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

D.   Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.

     Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

A.   Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

B.    Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.

C.    Sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.

D.   Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.

     Câu 14 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?

A.   Chuẩn bị được đặc xá.           

B.    Đang chấp hành hình phạt tù.

C.    Đang bị tạm giữ, tạm giam.

D.   Phải thi hành án chung thân.

     Câu 15 (0,25 điểm). Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc gì?

A.   là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B.    là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C.    ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

D.   ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…

     Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

A.   Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ở địa phương.

B.    Tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự.

C.    Tham gia tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

D.   Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

     Câu 17 (0,25 điểm). Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân. Trong trường trên, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?

A.   Quyền học tập.

B.    Quyền ứng cử.

C.    Quyền sở hữu tài sản.

D.   Quyền tự do ngôn luận.

     Câu 18 (0,25 điểm). Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.

A.   Chính trị.

B.    Kinh tế.

C.    Lao động.

D.   Văn hóa.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh A và chị G cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh A và chị G thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị G nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự  án tái định cư của chính quyền xã, anh A phát biểu về những bất cập của dự án còn chị G đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

A.   Kinh tế.

B.    Chính trị.

C.    Văn hóa, đối ngoại.

D.   Quốc phòng, an ninh.

     Câu 20 (0,25 điểm). Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Xã H cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

A.   Chính quyền xã H phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.

B.    Trên địa bàn xã H thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.

C.    Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.

D.   Tại xã H, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.

     Câu 21 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chị K đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Sau khi được giải thích và tuyên truyền về quyền bầu cử của công dân, chị K (18 tuổi) đã tích cực thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

A.   Tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

B.    Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

C.    Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D.   Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

     Câu 22 (0,25 điểm). Đọc trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã.

A.   Anh T.

B.    Chị D.

C.    Ông V.

D.   Bà M.

     Câu 23 (0,25 điểm). Anh B là Chi cục trưởng Chi cục X chở chị H là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên đường đi, anh B đã vượt đèn đỏ nên bị anh M là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm anh M lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B; cách đó không xa, anh D là tài xế xe taxi bị hành khách trên xe là anh C khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh D ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh C bỏ chạy. Anh M nhờ người đưa anh D đi cấp cứu còn mình thì truy đuổi anh C. Thấy trong quyết định xử phạt anh B có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù anh B không vi phạm, chị H đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị H khiến việc anh B bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của anh B bị ảnh hưởng. Bức xúc, anh B đã tạo tình huống để chị H mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị H đã phải nhận quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

A.   Chị H và anh B.

B.    Chị H và anh D.

C.    Anh B, anh D và chị H.

D.   Anh M, anh B và anh C.

     Câu 24 (0,25 điểm). Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghi đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K và anh V không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q vì lí do sợ bị trả thù. Bất chấp sự can ngăn, ông Q vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

A.   Ông Q và anh V.

B.    Ông K và anh V.

C.    Ông Q và ông K.

D.   Ông Q, ông K và anh V.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

a. Công dân có nghĩa vụ gì về bảo vệ Tổ quốc?

b. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây ra hậu quả gì?

     Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, trong các trường hợp dưới đây, các quyền của người khiếu nại nào đã được thực hiện?

a. Mẹ chị N được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất có diện tích 100m², nhưng diện tích đất thực tế không đúng 100m² như giấy chứng nhận. Mẹ chị N muốn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, nhưng do mẹ chị hiện nay đã già yếu (75 tuổi) và hay ốm đau, chị N được mẹ uỷ quyền cho chị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khiếu nại.

b. Ông A không đồng ý với quyết định thu hồi lô hàng hoá do vi phạm về chất lượng của chi cục quản lí thị trường X. Ông A đã làm đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian chờ đợi giải quyết, ông A đã yêu cầu áp dụng các biện pháp để tránh hư hỏng lô hàng hoá của mình.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí tình huống sau:

Lớp 12B có 35 bạn đăng kí thi vào các trường đại học khác nhau trên cơ sở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả có 10 bạn trúng tuyển vào đại học, 15 bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng, còn 10 bạn khác thì không trúng tuyển, đi vào cuộc sống lao động. Với kết quả này, một số bạn cho rằng các bạn của lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?

 Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ACAABDAD
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
CCCBCCAB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
AABCACAB

       B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

a. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Công dân có nghĩa vụ tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc....

b. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực.

- Đối với xã hội: gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây khủng hoảng chính trị, cản trở sự phát triển của đất nước,...  - Đối với xã hội: gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây khủng hoảng chính trị, cản trở sự phát triển của đất nước,...

- Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của công dân; gây tổn thất về sức  - Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của công dân; gây tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tiền bạc của công dân;...

Câu 2: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi:

  • a. Người khiếu nại là mẹ chị N đã uỷ quyền cho chị N thực hiện quyền khiếu nại.
  • b. Người khiếu nại là ông A đã thực hiện quyền yêu cầu cơ quan giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Cụ thể, ông A đã yêu cầu áp dụng các biện pháp để tránh hư hỏng lô hàng hoá của mình.

Câu 3: HS vận dụng kiến thức đã học, xử lí tình huống:

- Không đồng ý với ý kiến của một số bạn lớp 12A khi cho rằng các bạn HS lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập. - Không đồng ý với ý kiến của một số bạn lớp 12A khi cho rằng các bạn HS lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.

- Vì: quyền bình đẳng của HS đã được thể hiện ở quyền dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đăng kí dự tuyển vào đại học mà không bị phân biệt đối xử. Còn việc trúng tuyển hay không trúng tuyển lại tuỳ thuộc vào số điểm quy định, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng thực hiện quyền của mỗi người. - Vì: quyền bình đẳng của HS đã được thể hiện ở quyền dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đăng kí dự tuyển vào đại học mà không bị phân biệt đối xử. Còn việc trúng tuyển hay không trúng tuyển lại tuỳ thuộc vào số điểm quy định, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng thực hiện quyền của mỗi người.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác