Đề thi giữa kì 1 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ đề thi giữa kì 1 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KNTT ĐỀ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa được gọi là
- A. Cạnh tranh.
- B. Đấu tranh.
- C. Đối đầu.
- D. Đối kháng.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập
- B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất khác nhau.
- C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau.
- D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất giống nhau.
Câu 3. Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng
- A. đến lưu thông hàng hoá.
- B. tiêu cực đến người tiêu dùng.
- C. đến quy mô thị trường.
- D. đến giá cả thị trường.
Câu 4. Thông thường, trên thị trường, khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và acầu
- A. tăng.
- B. ổn định.
- C. giảm.
- D. đứng im.
Câu 5. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phân chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
- A. Vai trò của cạnh tranh
- B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
- C. Mục đích của cạnh tranh
- D. Nguyên nhân của cạnh tranh.
Câu 6. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
- A. Cạnh tranh tự do
- B. Cạnh tranh lành mạnh
- C. Cạnh tranh không lành mạnh
- D. Cạnh tranh không trung thực
Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng về mục đích cuối cùng của cạnh tranh?
- A. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy
- B. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy nguồn nhiên liệu.
- C. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy ưu thế về khoa học và công nghệ
- D. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy thị trường tiêu thụ.
Câu 8. Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi
- A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
- B. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
- C. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% ≤ CPI < 1000%).
- D. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% ≤ CPI).
Câu 9. Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp?
- A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
- B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
- C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
- D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 10. Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Tình trạng thất nghiệp làm cho cuộc sống người lao động trở nên khó khăn, đời sống tinh thần bất ổn, lo âu. Nhằm giúp người lao động vơi đi một phần khó khăn, tìm được nguồn sinh kế mới, Nhà nước thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai.
- A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
- B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
- C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
- D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp
Câu 11. Lạm phát vừa phải là gì?
- A. lạm phát chỉ xảy ra với một con số, có tỷ lệ lạm phát thường dưới 20%/1 năm.
- B. lạm phát chỉ xảy ra với một con số, có tỷ lệ lạm phát thường dưới 30%/1 năm.
- C. lạm phát chỉ xảy ra với một con số, có tỷ lệ lạm phát thường dưới 40%/1 năm.
- D. lạm phát chỉ xảy ra với một con số, có tỷ lệ lạm phát thường dưới 10%/1 năm.
Câu 12. Những nguyên nhân nào có thể dẫn tới thất nghiệp?
- A. Chỉ có một nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là đang làm việc bị cho thôi việc
- B. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp rất đa dạng bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
- C. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do người lao động không tìm được môi trường phù hợp với bản thân mình
- D. Nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là do bản thân người lao động không đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường lao động
Câu 13. Nguyên nhân đãn đến lạm phát ở nhiều nước có thể được tổng hợp lại bao gồm:
- A. Lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy, bội chi Ngân sách Nhà nước và sự tăng trưởng tiền tệ quá mức.
- B. Lạm phát do chi phí đẩy, cầu kéo, chiến tranh và thiên tai xảy ra liên tục trong nhiều năm
- C. Nhứng yếu kém trong điều hành của Ngân hàng Trung ương.
- D. Lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy và những bất ổn về chính trị như bị đảo chính.
Câu 14. Thị trường lao động là gì?
- A. Thị trường lao động là một phần trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
- B. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động đối ngoại, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
- C. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động và không đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
- D. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp.
Câu 15. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……..là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội”.
- A. Lao động.
- B. Làm việc.
- C. Việc làm.
- D. Khởi nghiệp.
Câu 16. Thị trường lao động được cấu thành bởi mấy yếu tố?
- A. 3 yếu tố.
- B. 4 yếu tố.
- C. 5 yếu tố.
- D. 6 yếu tố.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?
- A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
- B. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
- C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
- D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?
- A. Lượng cung.
- B. Lượng cầu.
- C. Giá cả sức lao động.
- D. Chất lượng lao động.
Câu 19. Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của:
- A. sản xuất hàng hoá.
- B. cạnh tranh.
- C. lưu thông hàng hoá.
- D. thị trường.
Câu 20. Nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi
- A. cung giảm.
- B. cầu giảm.
- C. cung tăng.
- D. cầu tăng.
Câu 21. Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc 2010 có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số giảm phát Id:
- A. 10 %
- B. 10,7 %
- C. 6,77%
- D. Không câu nào đúng.
Câu 22. Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Do kinh tế thế giới suy thoái đã làm cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Hệ quả là người lao động trong những doanh nghiệp này bị thất nghiệp.
- A. Thất nghiệp tạm thời.
- B. Thất nghiệp cơ cấu.
- C. Thất nghiệp chu kì.
- D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 23. Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?
Thông tin.Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.
- A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
- B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.
- C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
- D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.
Câu 24. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái
- A. thiếu hụt lực lượng lao động.
- B. dư thừa lực lượng lao động.
- C. chênh lệch cung - cầu lao động.
- D. cân bằng cung - cầu lao động.
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | A | D | C | A | C | A | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | A | D | B | A | D | A | A |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | D | B | B | C | C | C | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu 1:
- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định. - Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.
- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định. - Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới cung là - Các nhân tố ảnh hưởng tới cung là: giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh, giá bán sản phẩm, số lượng người tham gia cung ứng,…
- Các nhân tố ảnh hưởng cầu là - Các nhân tố ảnh hưởng cầu là: giá cả hàng hóa, dịch vụ; thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế; kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ;…
Câu 2:
a. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát:
- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép. - Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.
- Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát như: - Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát như:
+ Tăng lãi suất, giảm mức cung tiền + Tăng lãi suất, giảm mức cung tiền
+ Cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn + Cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn
+ Tăng cường quản lí thị trường chống đầu cơ tích trữ hàng hóa + Tăng cường quản lí thị trường chống đầu cơ tích trữ hàng hóa
+ Sử dụng dữ trữ quốc gia để bình ổn cung – cầu, bình ổn giá trên thị trường… + Sử dụng dữ trữ quốc gia để bình ổn cung – cầu, bình ổn giá trên thị trường…
b. Trong trường hợp này, bạn B nên:
- Chia sẻ, tâm sự để bố mẹ hiểu: - Chia sẻ, tâm sự để bố mẹ hiểu:
+ Một trong những xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gia tăng lao động trong các nhóm ngành, nghề kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ. Nên việc bản thân B có mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, việc làm. + Một trong những xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gia tăng lao động trong các nhóm ngành, nghề kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ. Nên việc bản thân B có mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, việc làm.
+ Trở thành kĩ sư công nghệ thông tin là mong muốn và đam mê của B. Nếu B từ bỏ ước mơ này, để theo học một ngành học khác mà không có đam mê (ngành Y như yêu cầu của bố mẹ) thì sẽ rất khó có thể đạt được kết quả tốt. + Trở thành kĩ sư công nghệ thông tin là mong muốn và đam mê của B. Nếu B từ bỏ ước mơ này, để theo học một ngành học khác mà không có đam mê (ngành Y như yêu cầu của bố mẹ) thì sẽ rất khó có thể đạt được kết quả tốt.
- Thể hiện mong muốn và thái độ quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng. - Thể hiện mong muốn và thái độ quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng.
- Ngoài việc tự thuyết phục bố mẹ, B cũng có thể nhờ thầy cô, những người thân khác cùng trợ giúp trong việc tư vấn, thuyết phục bố mẹ. - Ngoài việc tự thuyết phục bố mẹ, B cũng có thể nhờ thầy cô, những người thân khác cùng trợ giúp trong việc tư vấn, thuyết phục bố mẹ.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối, đề thi giữa kì 1 KTPL 11 KNTT: Đề tham
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận