Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KNTT ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ như thế nào?

A.   bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B.    không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C.    bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.

D.   bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

     Câu 2 (0,25 điểm). Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần làm gì?

A.   thờ ơ, vô cảm.

B.    lên án, ngăn chặn.

C.    học tập, noi gương.

D.   khuyến khích, cổ vũ.

     Câu 3 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi:

A.   thực hiện tố cáo nặc danh.

B.    theo dõi phạm nhân vượt ngục.

C.    đánh người gây thương tích.

D.   mạo danh lực lượng chức năng.

     Câu 4 (0,25 điểm). Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A.   Tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

B.    Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C.    Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.

D.   Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

     Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là gì?

A.   lan truyền bí mật nhà nước.

B.    phát biểu ý kiến trong hội nghị.

C.    bịa đặt những thông tin sai sự thật.

D.   chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.

     Câu 6 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa cái gì?

A.   giấy phép lái xe.

B.    hợp đồng dân sự.

C.    giấy đăng kí kinh doanh.

D.   tài liệu liên quan đến vụ án.

     Câu 7 (0,25 điểm). Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí - đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A.   Quyền tự do báo chí.

B.    Quyền tự do ngôn luận.

C.    Quyền tự do tín ngưỡng.

D.   Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 8 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A.   Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

B.    Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

C.    Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.

D.   Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

     Câu 9 (0,25 điểm). Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra các tổn hại như thế nào?

A.   Gây tổn hại về tinh thần, tính mạng, sức khỏe của công dân

B.    Tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển được các khả năng của bản thân mình

C.    Hỗ trợ công dân có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống

D.   Tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong xã hội

     Câu 10 (0,25 điểm). Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

A.   Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.

B.    Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.

C.    Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.

D.   Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.

     Câu 11 (0,25 điểm).

     Câu 12 (0,25 điểm). Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A.   Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B.    Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C.    Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

D.   Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

     Câu 13 (0,25 điểm). Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A.   Ủy quyền phát ngôn với báo chí.

B.    Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

C.    Trình bày tham luận trong hội nghị.

D.   Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không gây nên hậu quả nào sau đây?

A.   Xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.

B.    Có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân.

C.    Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D.   Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương.

A.   Anh K.

B.    Anh N và anh K.

C.    Chị Y.

D.   Chị Y và anh K.

     Câu 16 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.

A.   Bạn H.

B.    Bạn K.

C.    Ông C.

D.   Ông T.

     Câu 17 (0,25 điểm). Nhóm của chị H đang thực hiện một dự án, chị T là người đại diện đứng ra gửi các bản thảo của nhóm. Đến ngày nhóm nhận được kết quả của dự án thì chị T bận việc nhà nên vắng mặt, chị H có nhận được một phong bì thư được có tên của chị T trên đó, chị H chắc chắn đó là tờ thông báo kết quả của cả nhóm. Trong trường hợp này chị H nên làm như thế nào để không bị vi phạm quyền đảm bảo bí mật về thư tín, điện tín?

A.   Xác định được phong thư là kết quả của cả nhóm thì chị H nên xé phong bao và chia sẻ kết quả cho mọi người

B.    Chị H nên thông báo với chị T rồi mới thực hiện mở phong thư kết quả cho mọi người cùng xem

C.    Chị H nên mở phong thư ra để xác định chính xác trong đó chứa cái gì.

D.   Chị H nên rủ mọi người trong nhóm cùng lại bóc phong thư xem.

     Câu 18 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và cho biết: người dân xã X đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã X đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã X đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

A.   Tiếp cận thông tin.

B.    Bảo hộ danh dự.

C.    Tự do ngôn luận.

D.   Tự do báo chí.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A.   Chị H và ông M.

B.    Bà K và chị H.

C.    Ông M và bà K.

D.   Bà K và chồng chị H.

     Câu 20 (0,25 điểm). Mẹ của X dạo gần đây có theo một hội nhóm, mẹ được phát cho rất nhiều các tài liệu để đọc, với mục đích chữa lành, trở nên vô bệnh vô tật. Nhưng trong một lần X vô tình đọc được một số nội dung trong số tài liệu đó thì hầu hết là để bài trừ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đi lệch với đường lối chính sách của Nhà nước. Theo em, X nên làm gì để có thể giúp mẹ hiểu được ra vấn đề?

A.   X không nên can thiệp vào chuyện của mẹ

B.    X nên giải thích cho mẹ nghe những việc tin theo các phương pháp lạ vô căn cứ là phản khoa học, nó không chỉ không giúp ích cho con người mà còn mang lại các tác động tiêu cực tới cuộc sống

C.    X nên báo cáo việc này với bố, để bố ngăn cấm mẹ tham gia các hoạt động không lành mạnh

D.   X nên báo công an để bắt hội nhóm để mẹ X không tham gia được nữa

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm).

a. Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây ra hậu quả gì? Những người thực hiện hành vi vi phạm đó bị xử lí như thế nào?

b. Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

     Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, công dân có những quyền gì về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền này trong cuộc sống.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:

Ở xã X thuộc tỉnh H, người dân theo các tôn giáo khác nhau và chung sống rất đoàn kết. Gần đây, xuất hiện một số người đến xã X lấy danh nghĩa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền về một tôn giáo mới. Từ khi nhóm người này xuất hiện thì nhiều người dân trong xã trở nên sống khép kín, ít giao lưu, có người còn từ chối tham gia các hoạt động cộng đồng và tụ tập làm mất trật tự an toàn xã hội.

Nếu là người dân của xã X, em sẽ làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ABCABDAC
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
AAADBDAC
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20    
BDAB    

 B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

a.

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực: - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực:

+ Đối với xã hội: gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước;...  + Đối với xã hội: gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước;...

+ Đối với cá nhân: khiến công dân mất chỗ ở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình; gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế, danh dự của công dân;... + Đối với cá nhân: khiến công dân mất chỗ ở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình; gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế, danh dự của công dân;...

- Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. - Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

b. Trách nhiệm của học sinh về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

- Học sinh không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý, cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân;  - Học sinh không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý, cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân;

- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác;  - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác;

- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;  - Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;

- Đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;  - Đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;

- Tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh;... - Tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh;...

Câu 2:

- Công dân có các quyền về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như:  - Công dân có các quyền về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như:

+ Được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;  + Được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;  + Được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí;  + Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí;

+ Được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống;  + Được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống;

+ Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;... + Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;...

- Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong cuộc sống:  - Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong cuộc sống:

+ Học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho học tập trên mạng internet;  + Học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho học tập trên mạng internet;

+ Học sinh viết bài chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt đăng lên mạng xã hội;  + Học sinh viết bài chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt đăng lên mạng xã hội;

+ Học sinh viết bài, quay các clip quảng bá du lịch, ẩm thực địa phương đăng lên mạng... + Học sinh viết bài, quay các clip quảng bá du lịch, ẩm thực địa phương đăng lên mạng...

Câu 3: HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

Nếu là người dân của xã X,

- Em sẽ không tham gia và vận động mọi người không tham gia vào các hoạt động do tôn giáo này tổ chức. - Em sẽ không tham gia và vận động mọi người không tham gia vào các hoạt động do tôn giáo này tổ chức.

- Đồng thời, đấu tranh với hành vi lôi kéo, dụ dỗ nhân dân theo tôn giáo mới. Đó là việc làm đúng đắn để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Đồng thời, đấu tranh với hành vi lôi kéo, dụ dỗ nhân dân theo tôn giáo mới. Đó là việc làm đúng đắn để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối, đề thi cuối kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác