Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KNTT ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi:

A.   thực hiện tố cáo nặc danh.

B.    theo dõi phạm nhân vượt ngục.

C.    đánh người gây thương tích.

D.   mạo danh lực lượng chức năng.

     Câu 2 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có:

A.   công cụ để thực hiện tội phạm.

B.    đối tượng tố cáo nặc danh.

C.    hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.

D.   quyết định điều động nhân sự.

     Câu 3 (0,25 điểm). Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ như thế nào?

A.   bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B.    không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C.    bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.

D.   bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

     Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa cái gì?

A.   giấy phép lái xe.

B.    hợp đồng dân sự.

C.    giấy đăng kí kinh doanh.

D.   tài liệu liên quan đến vụ án.

     Câu 5 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.

A.   Quyền tự do báo chí.

B.    Quyền tự do ngôn luận.

C.    Quyền tự do tín ngưỡng.

D.   Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 6 (0,25 điểm). Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A.   Tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

B.    Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C.    Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.

D.   Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

     Câu 7 (0,25 điểm). Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được làm gì?

A.   tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

B.    lan tuyền những thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia.

C.    sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

D.   tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

     Câu 8 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A.   Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

B.    Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

C.    Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.

D.   Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

     Câu 9 (0,25 điểm). Khi bịa đặt các tính huống xấu về người khác gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

A.   Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng

B.    Phạt tù giam giữ 2 năm

C.    Phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc tù không giam giữ đến 2 năm hoặc tù từ 3 tháng đến 1 năm

D.   Bị phạt tiền 10.000.000 đồng

     Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A.   Tự ý xông vào nhà của người khác

B.    Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó

C.    Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại đó

D.   Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân

     Câu 11 (0,25 điểm). Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?

A.   Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.

B.    Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.

C.    Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.

D.   Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.

     Câu 12 (0,25 điểm). Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

A.   Từ 3 tháng đến 1 năm.

B.    Từ 2 tháng đến 1 năm.

C.    Từ 5 tháng đến 2 năm.

D.   Từ 7 tháng đến 2 năm.

     Câu 13 (0,25 điểm). Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A.   Đối thoại trực tuyến.

B.    Tự do ngôn luận.

C.    Quản trị truyền thông.

D.   Thông cáo báo chí.

     Câu 14 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây sai về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A.   Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại nhiều hậu quả tiêu cực.

B.    Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.

C.    Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

D.   Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

     Câu 15 (0,25 điểm). Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A.   Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B.    Được pháp luật bảo hộ về danh tính.

C.    Được pháp luật bảo hộ về thông tin.

D.   Bất khả xâm phạm về thân thể.

     Câu 16 (0,25 điểm). B và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, B thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo B cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao? Nếu là B, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A.   Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B.    Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

C.    Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

D.   Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

     Câu 17 (0,25 điểm). Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?

A.   Mắng N cho bõ tức

B.    Không nói gì và tỏ rõ sự bực tức với N

C.    Nêu vấn đề đó ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần để cô giáo phê bình N

D.   Trực tiếp nói chuyện và nhắc nhở N không nên làm như vậy nữa

     Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.

A.   Chị V và anh K.

B.    Ông T và anh K.

C.    Ông T và chị V.

D.   Ông T, chị V, anh K.

     Câu 19 (0,25 điểm). Mẹ của X dạo gần đây có theo một hội nhóm, mẹ được phát cho rất nhiều các tài liệu để đọc, với mục đích chữa lành, trở nên vô bệnh vô tật. Nhưng trong một lần X vô tình đọc được một số nội dung trong số tài liệu đó thì hầu hết là để bài trừ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đi lệch với đường lối chính sách của Nhà nước. Theo em, X nên làm gì để có thể giúp mẹ hiểu được ra vấn đề?

A.   X không nên can thiệp vào chuyện của mẹ

B.    X nên giải thích cho mẹ nghe những việc tin theo các phương pháp lạ vô căn cứ là phản khoa học, nó không chỉ không giúp ích cho con người mà còn mang lại các tác động tiêu cực tới cuộc sống

C.    X nên báo cáo việc này với bố, để bố ngăn cấm mẹ tham gia các hoạt động không lành mạnh

D.   X nên báo công an để bắt hội nhóm để mẹ X không tham gia được nữa

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A.   Chị H và ông M.

B.    Bà K và chị H.

C.    Ông M và bà K.

D.   Bà K và chồng chị H.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm).

a. Chỗ ở là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

b. Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

     Câu 2 (1,5 điểm). Em hãy cho biết những hành vi đúng, sai trong việc bắt và giam giữ người. Vì sao?

 Câu 3 (1,0 điểm). Là bạn thân của nhau, nhưng K thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. K đã tìm cách đăng nhập vào tài khoản trên mạng xã hội của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người. Biết chuyện, T rất buồn và thấy bị tổn thương nên đã hạn chế tiếp xúc với K. K cũng không được vui khi thấy T lạnh nhạt đối với mình.

Là bạn thân với nhau, K có quyền truy cập tài khoản trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của T không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CAADBAAC
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
CCAABBDC
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20    
DABA    

 B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1: a.

 - Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân. Các cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi khám xét phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân. Các cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi khám xét phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

b. Trách nhiệm của HS:

 - Học sinh không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý,  - Cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân;  - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác;  - Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;  - Đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;

- Tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh;... - Tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh;...

Câu 2: HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ hiểu biết của bản thân để nêu các hành vi đúng, sai khác trong việc bắt và giam giữ người:

 - Hành vi đúng: Bắt khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bắt người đang phạm tội quả tang;...

Vì những hành vi bắt người này được pháp luật quy định cho những người có thẩm quyền và trong từng trường hợp cụ thể.

- Hành vi sai: Bắt, giam giữ người do nghi ngờ người trộm cắp tài sản; bắt, giam giữ người vì không trả nợ;... - Hành vi sai: Bắt, giam giữ người do nghi ngờ người trộm cắp tài sản; bắt, giam giữ người vì không trả nợ;...

Câu 3: HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

 - Dù là bạn thân của T, K cũng không có quyền truy cập tài khoản để đọc tin nhắn của T,

- Vì tin nhắn là thư tín của cá nhân, được bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát nếu không được người đó cho phép. - Vì tin nhắn là thư tín của cá nhân, được bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát nếu không được người đó cho phép.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 kết nối, đề thi cuối kì 2 KTPL 11 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác