Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 giữa kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nấm đảm là nấm:
A. Sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm.
B. Sinh sản bằng bào tử nằm trong túi.
C. Là những loài nấm mốc sinh trưởng nhanh, gây ôi thiu thức ăn.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 2. Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?
A. Dạ dày. B. Phổi. C. Ruột. D. Não.
Câu 3. Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?
A. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
B. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
C. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
D. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
Câu 4. Hoá năng dự trữ trong bao diêm khi cọ xát với vỏ bao diên được chuyển hoá thành:
A. Nhiệt năng. B. Quang năng.
C. Nhiệt năng và quang năng. D. Điện năng.
Câu 5. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Phát quang bụi rậm. D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
Câu 6. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là
A. Viên kim cương. B. Áo sơ mi. C. Bút chì. D. Đôi giày.
Câu 7. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?
A. Nấm men. B. Nấm mốc. C. Nấm mộc nhĩ. D. Nấm độc đỏ.
Câu 8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Mẹ em đang rửa rau.
Câu 9. Đối với cơ thể con người, chất nào là quan trọng nhất ?
A. Chất bột, đường. B. Chất béo.
C. Chất đạm. D. Tất cả đều quan trọng.
Câu 10. Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương. B. Nấm mỡ. C. Nấm men. D. Nấm linh chi.
Câu 11. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?
A. Hình thức sinh sản.
B. Cấu tạo tế bào.
C. Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
D. Môi trường sống.
Câu 12. Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1 (l1>l0). Độ biến dạng của lò xo khi đó là:
A. l B. l0 C. l0 – l1 D. l1 – l0
Câu 13. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:
A. 3 – 5 ngày. B. 2 – 4 tuần. C. 24 giờ. D. 1 – 2 tuần.
Câu 14. Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi. B. Cây vạn tuế. C. Rêu tản. D. Cây thông.
Câu 15. Vì sao khi chạy thi ở các cự li đài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích?
A. Chạy sau các vận động viên khác sẽ giảm được lực cản không khí.
B. Giữ được tốc độ ổn định.
C. Dành được sức lực cho đoạn chạy nước rút.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 16. Đâu không phải là cơ chế giúp thực vật có thể hạn chế xói mòn?
A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
B. Cành và thân cây giúp nước mưa chảy xuống lớp thảm mục, ngấm vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.
C. Tạo chất dinh dưỡng, phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.
D. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.
Câu 17. Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì
A. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
B. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.
D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.
Câu 18. Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?
A. Hỗn hợp nước và cát. B. Hỗn hợp nước và đường.
C. Hỗn hợp nước và sữa. D. Hỗn hợp nước và dầu ăn.
Câu 19. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Hoá năng trong nhiên liệu khi đốt cháy được chuyển hoá thành…, … và … của máy bay, tàu hoả.
A. Động năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng.
B. Động năng, thế năng, năng lượng ánh sáng.
C. Động năng, điện năng, thế năng.
D. Động năng, nhiệt năng, thế năng.
Câu 20. Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí B cao nhất rồi rơi xuống điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Chọn phát biểu đúng.
A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Nêu vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên? Cho ví dụ?
b. Đưa ra ít nhất 5 biện pháp để phòng tránh bệnh do nguyên sinh vật gây ra?
Câu 2. (1,5 điểm)
Theo em, để hạn chế tình trạng bị ngộ độc do ăn phải nấm độc, cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Câu 3. (1,5 điểm)
a. Nhiên liệu là gì? Nếu các tính chất chung của nhiên liệu?
b. Kể tên hai nhiên liệu thường dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó an toàn, tiết kiệm.
Câu 4. (1,0 điểm)
a. Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg nhưng họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên măt trăng?
b. Một người khi lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần. Giải thích hiện tượng trên? Khối lượng của người đó có bị giảm không?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
1A | 2C | 3B | 4C | 5D | 6A | 7B | 8C | 9D | 10C |
11C | 12D | 13B | 14A | 15D | 16C | 17B | 18A | 19A | 20D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. Vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên - Cung cấp oxy cho các sinh vật dưới nước: tảo lục,… - Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn: tảo, trùng giày,… là thức ăn của các loài cá nhỏ, các loài thân mềm (trai, ốc), giáp xác (tôm, cua, nhện nước),… - Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác: tảo và nấm sống cộng sinh tạo thành địa y,… b. Biện pháp phòng tránh bệnh do nguyên sinh vật gây ra: - Ngủ màn, diệt ruồi, muỗi, côn trùng, bọ gậy. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Vệ sinh cá nhân, môi trường sống và nơi công cộng sạch sẽ. - Không tích nước lâu ngày trong thùng, chum, vại,… - Tuyên truyền trong cộng đóng ý thức vệ sinh môi trường. |
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | - Chỉ ăn khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được. - Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm hấp dẫn vì đây thường là nấm độc. - Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau, khó phân biệt. - Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa. - Không ăn nấm quá già, nấm không rõ nguồn gốc... - Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không. | 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | a. Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt: gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,... - Tính chất: + Có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hỏa,...) và thể khí (các loại khí đốt). + Dễ cháy, khi cháy toả nhiều nhiệt. + Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn). b. Hai nhiên liệu thường dùng trong việc đun nấu: than, khí gas,… - Than: đập nhỏ để dễ cháy, tuyệt đối không dùng than đun nấu trong phòng kín… - Khí gas: điều chỉnh ngọn lửa vừa phải, thường xuyên vệ sinh bếp để ngọn lửa luôn xanh, sau khi sử dụng khóa van an toàn… | 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 4 (1,0 điểm) | a. Trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg nhưng họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng vì: - Mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn nhỏ hơn nhiều so với trên Trái Đất. - Trọng lượng trên Mặt Trăng của các nhà du hành vũ trụ chỉ bằng khoảng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái Đất. b. Một người khi lên mặt trăng, trọng lượng giảm đi 6 lần. => Khi người đó ở trên mặt trăng, độ lớn lực hút của Mặt Trăng tác dụng lên người đó chỉ bằng 1/6 độ lớn lực hút mà Trái Đất tác dụng lên người đó (khi ở Trái Đất). - Khối lượng của người đó không thay đổi. |
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề
|
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Nguyên sinh vật | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) |
| 0,5 câu (1,25đ) | 1 câu |
|
|
| 3 câu 2,4 điểm 24% | |
Nấm | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu | 1 câu (1,5đ) |
|
| 4 câu 2,1 điểm 21% | ||
Thực vật | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 3 câu 0,6 điểm 6% | ||
Phần hóa học | |||||||||||
Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Một số nhiên liệu |
| 0,5 câu (1,0đ) |
| 0,5 câu (0,5đ) |
|
|
|
| 1 câu 1,5 điểm 15% | |
Một số lương thực – thực phẩm | 1 câu |
| 1 câu |
|
|
|
|
| 2 câu 0,4 điểm 4% | ||
Hỗn hợp các chất | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 3 câu 0,6 điểm 6% | ||
Phần vật lý | |||||||||||
Lực trong đời sống | Biến dạng của lò xo | 1 câu |
| 1 câu |
|
|
|
|
| 2 câu 0,4 điểm 4% | |
Trọng lực, lực hấp dẫn, lực ma sát |
|
|
|
|
|
|
| 1 câu (1,0đ) | 1 câu 1,0 điểm 10% | ||
Lực cản của nước | 1 câu |
|
|
| 1 câu |
|
|
| 2 câu 0,4 điểm 4% | ||
Năng lượng, dạng năng lượng và chuyển hóa năng lượng | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 3 câu 0,6 điểm 6% | ||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 9 câu 3,35 điểm 33,5% | 7 câu 2,75 điểm 27,5% | 7 câu 2,9 điểm 29% | 1 câu 1,0 điểm 10% |
| ||||||
Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 2 KHTN 6 KNTT, đề thi KHTN 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận