Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 KNTT: Đề tham khảo số 2
Đề tham khảo số 2 cuối kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 3. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
A. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Nước khoáng. B. Nước biển.
C. Sodium chloride. D. Gỗ.
Câu 5. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu. B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ. D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 6. Phương pháp lắng là:
A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 7. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.
Câu 8. Một năm ánh sáng xấp xỉ bằng:
A. 95000 tỉ km. B. 950000 tỉ km. C. 95000 tỉ km. D. 950 tỉ km.
Câu 9. Nhóm các loài chim có ích là?
A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi. B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.
C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng. D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.
Câu 10. Tại sao động vật lại phân bố khắp nơi trên trái đất?
A. Do con người mang chúng đi khắp nơi.
B. Do có nhiều loài động vật xuất hiện từ rất sớm.
C. Do môi trường sống của động vật vô cùng phog phú, đa dạng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
A. Tốc độ lớn hơn. B. Cùng tốc độ.
C. Tốc độ nhỏ hơn. D. Tốc độ không thay đổi.
Câu 12. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám bên trong ấm. Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?
A. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.
B. Dùng nước rửa chén bát để cọ.
C. Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
D. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.
Câu 13. Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Câu 14. Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Nước và dầu ăn. B. Bột mì và nước.
C. Cát và nước. D. Nước và rượu.
Câu 15. Chọn phát biểu đúng?
A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.
B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.
C. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ, đồng thời quay quanh lõi của nó.
D. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.
Câu 16. Tại sao các nguồn năng lượng thuỷ điện và nhiệt điện lại được sử dụng phổ biến ở nước ta?
A. Nguồn năng lượng dồi dào có sẵn trong thiên nhiên.
B. Khai thác dễ dàng.
C. Giá thành rẻ.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 17. Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người . B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Biến đổi khí hậu. D. Tuyệt chủng động, thực vật.
Câu 18. Khối lượng các hành tinh của hệ Mặt Trời theo từ tự từ nhỏ đến lớn là:
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
B. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Kim tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
C. Thuỷ tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Hoả tinh, Mộc tinh.
D. Thuỷ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Thổ tinh, Kim tinh.
Câu 19. Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?
A. Vị trí M. B. Vị trí N. C. Vị trí P. D. Vị trí Q.
Câu 20. Quá trình diễn ra ở bước F là gì?

A. Lọc. B. Bay hơi. C. Hoà tan. D. Chiết.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Các loài động vật trên trái đất có đa dạng không?
b. Động vật có vai trò gì đối với tự nhiên và con người? Cho ví dụ?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Lập bảng so sánh các ngành thực vật về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản?
b. Hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung?
Câu 3. (1,5 điểm)
a. Nước đường, nước muối, nước có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó?
b. Cho các quá trình: Nước đá nóng chảy, nước đang sôi, cây nến nóng chảy, đun sôi dầu hoả. Quá trình nào có sự thay đổi nhiệt độ?
Câu 4. (1,0 điểm)
Cho bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của bóng đèn dây tóc như sau:
Loại đèn | Thời gian thắp sáng tối đa | Điện năng tiêu thụ trong 1h | Giá |
Dây tóc (220V-75W) | 1000 giờ | 0,075 kW.h | 5000đ |
Dựa vào bảng số liệu, tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng đèn dây tóc trong 1 năm.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
1C | 2B | 3A | 4C | 5D | 6B | 7D | 8A | 9A | 10C |
11B | 12D | 13B | 14A | 15C | 16D | 17A | 18B | 19D | 20A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm | |||||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) | a. Động vật xung quanh ta rất phong phú gồm hơn 1,5 triệu loài đã được xác định. - Môi trường sống rất đa dạng: trên cạn, dưới nước, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,… - Đa số là sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, không có thành tế bào và hầu hết có khả năng di chuyển. b. Vai trò đối với tự nhiên: - Là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, góp phần duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. + Ví dụ một chuỗi thức ăn: Rau => Chuột => Rắn => Diều hâu. - Giúp cải tạo đất đai: giun, dế, bọ hung,… - Thụ phấn cho cây trồng, phát tán hạt cây: dơi, chim phát tán hạt,… | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm | |||||||||||||||
Câu 2 (2,0 điểm) | a. So sánh các ngành thực vật về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản:
b. Một số biện pháp để bảo vệ rừng và môi trường : - Nghiêm cấm chặt, phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ lậu. - Trồng nhiều cây xanh, sử dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. - Xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm và tuyên dương những cá nhân có đóng góp. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm | |||||||||||||||
Câu 3 (1,5 điểm) | a. Nước đường: dung môi là nước, chất tan là đường. - Nước muối: dung môi là nước, chất tan là muối. - Nước có gas: dung môi là nước, chất tan là đường hoá học, carbon dioxide bão hoà, phẩm màu, các hương liệu,…. b. Các chất tinh khiết có những tính chất xác định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,… - Trong các quá trình trên, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của nước là xác định nên quá trình nước đá nóng chảy và nước đang sôi không có sự thay đổi nhiệt độ. - Ngược lại, nến và dầu hoả không phải chất tinh khiết, không có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy xác định nên xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm | |||||||||||||||
Câu 4 (1,0 điểm) | - Số giờ thắp sáng bóng đèn trong 1 năm là: 365 x 12 = 4380 (giờ) - Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1000h. => Để thắp sáng 4380h cần tối thiểu số bóng là: n1 = 4380 : 1000 = 5 (bóng đèn). - Số tiền mua bóng đèn dây tóc là: 5000 x 5 = 25.000 (đồng). - Số tiền điện phải trả trong 1 năm là: 4380 x 0,075 x 1500 = 492.750 (đồng). => Tổng toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả khi dùng bóng đèn dây tóc là: 25.000 + 492.750 = 517.750 (đồng). | 0,2 điểm
0,2 điểm 0,2 điểm 0,2 điểm 0,2 điểm |
Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 2 KHTN 6 KNTT, đề thi KHTN 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận