Đề thi giữa kì 2 Công dân 9 CTST: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Công dân 9 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.
B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.
C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.
D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2 (0,25 điểm). Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?
A. Hai cách. | B. Ba cách. | C. Bốn cách. | D. Năm cách. |
Câu 3 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?
A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.
B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.
C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.
D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.
Câu 4 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình.
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.
D. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin.
Câu 5 (0,25 điểm). Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh là như thế nào?
A. Là hành vi mua sắm đồ dùng tùy thích.
B. Là các hành vi mua sắm các đồ dùng có yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường.
C. Là các hành vi mua sắm đồ dùng trong các dịp giảm giá.
D. Là hành vi tự cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho gia đình.
Câu 6 (0,25 điểm). Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Thấy thích thì mua. | B. Luôn chi tiêu có kế hoạch. |
C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình. | D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân. |
Câu 7 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là cách tiêu dùng thông minh?
A. Chỉ thích thanh toán bằng tiền mặt.
B. Luôn chọn hàng hóa có giá rẻ để mua.
C. Yên tâm về những thông tin sản phẩm trên mạng xã hội.
D. Không chi tiêu tùy tiện.
Câu 9 (0,25 điểm). Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. | B. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ. |
C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên. | D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền. |
Câu 10 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.
D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.
Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?
A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.
B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.
D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.
Câu 12 (0,25 điểm). Em sẽ làm thế nào khi đối mặt với sự thất bại hoặc không thành công?
A. Nản lòng và từ bỏ.
B. Học từ kinh nghiệm và cố gắng lại.
C. Đổ lỗi cho người khác và hoàn toàn từ bỏ.
D. Nhờ sự trợ giúp của người khác để giúp mình vượt qua.
Câu 13 (0,25 điểm). Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
A. Nóng tính, quyết đoán. | B. Vội vàng, bộp chộp. |
C. Điềm tĩnh, gan dạ. | D. Tiêu cực, bảo thủ. |
Câu 14 (0,25 điểm). Hãy chỉ ra hành vi tiêu dùng kém thông minh trong các hành vi tiêu dùng sau?
A. Khi mua sắm sản phẩm cho gia đình, chị T thường mua hàng có nguồn gốc rõ ràng.
B. Bạn D thường theo dõi các đợt giảm giá, khuyến mại để mua sản phẩm với giá rẻ hơn.
C. Bạn P khi mua hàng chỉ quan tâm đến giá cả sản phẩm, nơi nào bán hàng rẻ nhất thì sẽ quyết định mua hàng ở đó.
D. Gia đình M thường mua đủ thực phẩm để dùng, tránh lãng phí thức ăn thừa.
Câu 15 (0,25 điểm). Hiện tượng nào dưới đây có thể dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống của gia đình?
A. Bố mẹ thay đổi công việc, nên gia đình chuyển đến nơi ở mới.
B. Một thành viên gặp vấn đề về sức khỏe.
C. Gia đình có thêm thành viên mới.
D. Bố được công ty tăng lương.
Câu 16 (0,25 điểm). Hãy sắp xếp các cách sau để trở thành người tiêu dùng thông minh:
(1). Nắm bắt thông tin về sản phẩm.
(2). Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
(3). Xây dựng kế hoạch mua sắm thông minh.
(4). Sử dụng sản phẩm an toàn.
A. 4 – 1 – 2 – 3. | B. 2 – 4 – 3 – 1. |
C. 1 – 2 – 3 – 4. | D. 3 – 1 – 4 – 2. |
Câu 17 (0,25 điểm). “Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp”.
Nếu em là Quân, em nên làm gì?
A. Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.
B. Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.
C. Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.
D. Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.
Câu 18 (0,25 điểm). Thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người?
A. Chuyển trường, học ở trường mới chưa quen bạn bè.
B. Học xong lớp 8 chuyển lên học lớp 9.
C. Kinh tế đất nước có sự thay đổi, phát triển không bằng năm trước.
D. Gia đình có thêm thành viên mới.
Câu 19 (0,25 điểm). Biểu hiện tin tưởng đối với các hàng hóa có nguồn gốc trong nước đang thể hiện điều gì đối với tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam?
A. Ưu tiên dùng các hàng ngoại nhập. | B. Không coi trọng các hàng hóa xuất xứ Việt. |
C. Ưu tiên và tôn vinh hàng Việt. | D. Ưu tiên các mặt hàng Việt giá rẻ. |
Câu 20 (0,25 điểm). “N rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, N và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên N quyết định mua dù không rõ nguồn gốc”.
Nếu em là G, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ N mua để tiết kiệm tiền.
B. Để cho N mua nhưng mình sẽ không ăn.
C. Gọi cho mẹ N để báo rằng N mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
D. Ngăn N mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Câu 21 (0,25 điểm). Thay đổi nào dưới đây về môi trường có thể xảy ra đối với cuộc sống của bản thân và gia đình?
A. Lũ lụt xảy ra thường xuyên hằng năm. | B. Sạt lở đất ven sông nơi gia đình sinh sống. |
C. Mưa theo mùa xảy ra hằng năm. | D. Thời tiết nóng nực vào mùa hè. |
Câu 22 (0,25 điểm). “Một người bạn thân của T gửi thông tin về loại điện thoại mới ra và được giảm giá 30%. Trong khi đó, T cũng rất thích nhưng lại đang dành tiền mua máy tính mới để học”.
Theo em, T nên làm thế nào?
A. Đồng ý mua điện thoại mới vì được giảm giá nhiều.
B. Hỏi mua trả góp điện thoại để dành tiền mua máy tính.
C. Từ chối bạn vì đó không phải đồ dùng cần thiết nhất ngay lúc này của mình.
D. Vay tiền bạn để có thể mua cả điện thoại và máy tính.
Câu 23 (0,25 điểm). “Hoa là học sinh lớp 10. Sau 3 tuần đầu học ở trường mới, Hoa cảm thấy rất buồn và lo lắng, vì năm học này phải học mấy môn học mới với nhiều nội dung và cách học khác các lớp dưới. Hoa lo lắng rất nhiều, hay phải thức khuya dậy sớm để học bài mà vẫn cảm thấy rất khó để hoàn thành bài vở”.
Nếu em là bạn của Hoa, em sẽ làm gì?
A. Chỉ giúp đỡ Hoa học bài vì muốn lớp đạt danh hiệu lớp xuất sắc.
B. Chỉ hỏi thăm cho Hoa đỡ buồn và lo lắng.
C. Không muốn giúp đỡ Hoa vì bạn học kém.
D. Em sẽ hỏi thăm xem Hoa đang cảm thấy khó khăn ở môn học nào và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình, có thể học nhóm cùng Hoa để cả hai cùng tiến bộ.
Câu 24 (0,25 điểm). “Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá”.
Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Thích ứng với thay đổi có ý nghĩa như thế nào?
b. Em hãy cho biết các biện pháp thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nhận xét cách tiêu dùng của chủ thể trong tình huống sau:
“Cái vòng của bạn đẹp quá. Mình nhất định sẽ bảo mẹ mua cho”.
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | C | B | A | B | B | A | D | A | D | B | B |
Câu | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | C | C | A | D | B | A | C | D | B | C | D | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (3,0 điểm)
| a. Thích ứng với thay đổi có ý nghĩa như thế nào? - Giúp chúng ta vượt qua được sự thay đổi của hoàn cảnh. - Sống phù hợp với hoàn cảnh. - Không ngừng tự hoàn thiện và phát triển bản thân. b. Em hãy cho biết các biện pháp thích ứng với thay đổi trong cuộc sống? - Chấp nhận thay đổi là tất yếu: chấp nhận là điều kiện tiên quyết để có thể đối diện và thích ứng với thay đổi. - Giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh: khi sự việc xảy ra, cần lắng nghe, tìm hiểu để có đầy đủ thông tin trước khi phản ứng. - Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực: cần suy nghĩ, đề ra nhiều phương án khác nhau và cân nhắc để lựa chọn phương án tích cực, khả thi nhất. |
Câu 2 (1,0 điểm)
| Cách tiêu dùng của chủ thể trong tình huống: - Cách tiêu dùng này thể hiện sự ảnh hưởng từ bạn bè và nhu cầu muốn có thứ gì đó mới. - Tuy nhiên, việc nhờ người khác mua cho (như mẹ) có thể dẫn đến việc không xem xét kỹ lưỡng giá trị và mức độ cần thiết của sản phẩm. - Đây có thể là một dấu hiệu của sự tiêu dùng theo phong trào hoặc áp lực xã hội. - Điều này không nhất thiết là tiêu dùng thông minh, vì có thể dẫn đến việc mua sắm những thứ không thực sự cần thiết. |
Đề thi Công dân 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Công dân 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 2 Công dân 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận