Đề thi cuối kì 1 Công dân 9 CTST: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Công dân 9 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Bước đầu tiên trong thực hiện kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả là gì?
A. Điều chỉnh mục tiêu công việc.
B. Xác định mục tiêu công việc.
C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 2 (0,25 điểm). Cái gì được xem là khát vọng của toàn nhân loại?
A. Giàu có.
B. Hòa bình.
C. Chiến tranh.
D. Lợi nhuận.
Câu 3 (0,25 điểm). Biểu hiện của khách quan là gì?
A. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
B. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
C. Nhìn nhận sự vật một cách trung thực.
D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.
Câu 4 (0,25 điểm). Cộng đồng là gì?
A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường có cùng các mối quan tâm chung.
B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có chung các mối quan tâm.
C. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường có chung các mối quan tâm.
D. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có cùng các mối quan tâm chung.
Câu 5 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một đức tính ... và có ý nghĩa ... vì nó giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò, uy tín cá nhân trong xã hội”.
A. To lớn; cao đẹp
B. Cao đẹp; to lớn.
C. Cao sang; to tát.
D. Cao quý; tầm thường.
Câu 6 (0,25 điểm). Sống có lí tưởng là:
A. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
B. Sống có kế hoạch, mục đích, động lực giúp bản thân kết nối được với những giá trị và lý tưởng lớn hơn.
C. Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng.
D. Lối sống có tri thức, tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người.
Câu 7 (0,25 điểm). Phân bổ thời gian cụ thể hoàn thành công việc là bước thứ mấy?
A. Bước thứ nhất.
B. Bước thứ hai.
C. Bước thứ ba.
D. Bước thứ tư.
Câu 8 (0,25 điểm). Trái nghĩa với hòa bình là gì?
A. Tự chủ.
B. Cô lập.
C. Xung đột.
D. Biểu tình.
Câu 9 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?
A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.
B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.
C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.
D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.
Câu 10 (0,25 điểm). Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 30/4/1954.
Câu 11 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Để bảo vệ sự công bằng cần phải tôn trọng lẽ phải.
B. Người sống khách quan luôn phải chịu thiệt thòi.
C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.
D. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.
Câu 12 (0,25 điểm). Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
A. Nhân dân trong khu dân cư.
B. Người Việt Nam ở nước ngoài.
C. Tổ học tập.
D. Trường học.
Câu 13 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. M thường xuyên nói xấu H với các bạn trong lớp.
B. M luôn giúp K giảng bài toán khó để bạn tiến bộ.
C. F luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sống có lí tưởng?
A. Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.
B. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu cá nhân.
C. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.
D. Người sống có lí tưởng đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Câu 15 (0,25 điểm). Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?
A. Xác định các công việc cần hoàn thành.
B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.
C. Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc.
D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.
Câu 16 (0,25 điểm). Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 17 (0,25 điểm). Người sống khách quan, công bằng có những biểu hiện nào sau đây?
A. Có cách cư xử không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
B. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu.
C. Có cách cư xử gây mâu thuẫn các mối quan hệ xã hội.
D. Có cái nhìn chủ quan về sự vật, hiện tượng xung quanh.
Câu 18 (0,25 điểm). Kết hợp khách quan và công bằng sẽ đem đến cho mọi người điều gì?
A. Sự thật về mọi vấn đề của đời sống xã hội.
B. Cái nhìn tổng quan và chân thực về thế giới xung quanh.
C. Ổn định xã hội.
D. Đưa ra những quyết định tương đối chính xác, đúng đắn.
Câu 19 (0,25 điểm). Em nghĩ gì về việc nghỉ ngơi và giải trí trong quá trình làm việc?
A. Rất quan trọng để tái tạo năng lượng và cân bằng lại cuộc sống.
B. Không cần thiết trong lúc công việc nhiều và căng thẳng.
C. Nghỉ ngơi và giải trí là lãng phí thời gian.
D. Chỉ khi mệt mỏi quá cần thiết để nghỉ ngơi.
Câu 20 (0,25 điểm). Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?
A. Bạn T, M.
B. Bạn T, C.
C. Bạn M, D.
D. Bạn T, M, C và D.
Câu 21 (0,25 điểm). Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”, “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”. Đoạn tư liệu trên có nội dung gì?
A. Sự khách quan rất quan trọng đối với người làm báo. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó.
B. Công bằng không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội.
C. Sự khách quan là yếu tố quyết định thành công đới với người làm báo.
D. Lời khuyên răn các nhà báo không thế viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ.
Câu 22 (0,25 điểm). Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?
A. Học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
B. Đồng ý với quan điểm của D vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
C. D nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
D. Kệ D làm gì thì làm, không liên quan đến mình.
Câu 23 (0,25 điểm). Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?
A. Khoan dung với mọi người xung quanh.
B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.
Câu 24 (0,25 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Khách quan, công bằng.
D. Tiết kiệm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Em hiểu thế nào là hoà bình, biểu hiện của hoà bình?
b. Theo em, bảo vệ hoà bình là gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Hoà bình là khát vọng của những nước đang có chiến tranh.
Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | B | C | A | A | A | B | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | A | A | C | B | D | C | D |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | B | A | B | A | C | C | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (3,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: a. - Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống vui vẻ, hoà thuận, hạnh phúc là khát vọng của toàn nhân loại. - Biểu hiện của hoà bình là cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hoà thuận cùng nhau, các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển. b. - Bảo vệ hoà bình là đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện các biện pháo để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp, không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc,… |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để xử lí tình huống: - Em không đồng tình với quan điểm trên vì khát vọng hoà bình không chỉ là khát vọng của những nước đang có chiến tranh mà đã trở thành lẽ sống của các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới (cả các nước đang được sống trong hoà bình) và là động lực to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi dân tộc, quốc gia và thực hiện trách nhiệm của mối quốc gia, dân tộc đối với nên hoà bình trên toàn thế giới. |
Đề thi Công dân 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Công dân 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Công dân 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận