Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 giữa kì 1 Tin học 8 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TIN HỌC 8 

CÁNH DIỀU ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đây là máy tính điện tử thế hệ thứ mấy?

<p><strong><u>Hướng dẫn trả lời:</u></strong></p><p><strong>A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)</strong></p><p><i>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.</i><strong>&nbsp;&nbsp;</strong></p><figure class="table"><table><tbody><tr><td>1 -C</td><td>2 - A</td><td>3 - A</td><td>4 - B</td><td>5 - D</td><td>6 - A</td><td>7 - A</td><td>8 - C</td></tr><tr><td>9 - D</td><td>10 - B</td><td>11 - D</td><td>12 - D</td><td>13 - D</td><td>14 - C</td><td>15 - A</td><td>16 - D</td></tr><t

  • A. Thế hệ thứ nhất.
  • B. Thế hệ thứ hai.
  • C. Thế hệ thứ ba.
  • D. Thế hệ thứ tư.

Câu 2. Máy tính cơ học đầu tiên của loài người do nhà khoa học nào sáng chế ra?

  • A. Charles Xavier Thomas.
  • B. Blaise Pascal.
  • C. John von Neumann.
  • D. Charlas Barbage.

Câu 3. Máy tính nào không phải của máy tính thế hệ thứ năm?

  • A. Osborne 1.                      
  • B. Ipad.
  • C. Điện thoại thông minh.
  • D. IBM Simon.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của máy tính trong cuộc sống con người?

  • A. Định vị toàn cầu GPS giúp tìm được đường đi.
  • B. Trao đổi, giao tiếp với nhiều người thông qua mạng xã hội.
  • C. Có thiết bị để chơi game suốt cả ngày.
  • D.  Lưu trữ, cung cấp nguồn tri thức về mọi lĩnh vực.

Câu 5. Sự thay đổi mà máy tính mang lại trong lĩnh vực giải trí là

  • A. Theo dõi, kiểm tra sức khỏe mọi lúc, mọi nơi.
  • B. Điều khiển và định vị máy bay, tàu thuyền, ô tô.
  • C. Học tập trực tuyến, tra cứu thông tin.
  • D. Xem phim, chơi game trực tuyến.

Câu 6. Điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên được ra mắt vào năm nào?

  • A. Năm 2007.                                                            B. Năm 2009.
  • C. Năm 2005.                                                            D. Năm 2008.

Câu 7. Phần mềm nào dùng để thống kê, tính toán, phân tích dữ liệu?

  • A. Microsoft Word.                                                    B. Microsoft Powerpoint.
  • C. Microsoft Excel.                                                    D. Microsoft OneNote.

Câu 8. Trang thông tin của cơ quan chính phủ có tên miền là?

  • A. gov.vn                                                                   B. even.com.vn
  • C. .html                                                                     D. Wikipedia.org

Câu 9. Đặc điểm nào của thông tin số khiến cho nhiều cơ quan, tổ chức lập trung tâm dữ liệu (Data Center) để lưu trữ lượng dữ liệu rất lớn, có thể lên đến hàng triệu TB?

  • A. Thông tin số có độ tin cậy giống nhau.
  • B. Thông tin số chiếm tỉ lệ thấp.
  • C. Thông tin số được tạo ra với tốc độ ngày càng tăng.
  • D. Thông tin số không có sự đa dạng.

Câu 10. Cô giáo giao bài tập cho nhóm thuyết trình về chủ đề an toàn giao thông, em sẽ lựa chọn sử dụng phần mềm nào để thuyết trình?

  • A. Microsoft Word.                                                    B. Microsoft Powerpoint.
  • C. Microsoft Excel.                                                    D. Microsoft OneNote.

Câu 11. Em có nhiều sách và cũng thường trao đổi sách với bạn. Nếu muốn ghi lại những lần trao đổi sách với bạn để dễ theo dõi và dễ dàng tìm kiếm lại thông tin thì em sẽ dùng phần mềm

  • A. Chrome.
  • B. Windows Media Player.
  • C. Microsoft Excel.
  • D. Photoshop.

Câu 12. Vì sao phải xác định tài liệu nào cung cấp thông tin đáng tin cậy, phân biệt tin giả với tin thật?

  • A. Vì thông tin số rất đa dạng.
  • B. Vì thông tin số có tính bản quyền.
  • C. Vì thông tin số có độ tin cậy khác nhau.
  • D. Vì thông tin số chiếm tỉ lệ rất lớn.

Câu 13. Tập hợp toàn bộ dữ liệu được tổ chức lưu trữ để có thể dùng máy tính khai thác được gọi là

  • A. cơ sở dữ liệu.                                                         B. tệp dữ liệu.
  • C. kho dữ liệu.                                                            D. tài liệu mật.

Câu 14. Nguồn thông tin số khổng lồ, thông dụng nhất hiện nay là

  • A. Internet.
  • B. Sách.
  • C. Facebook.
  • D. Zalo.

Câu 15. Nguồn thông tin có thể tham khảo là

  • A. thông tin được công bố từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • B. thông tin quảng cáo từ một công ty muốn tạo lợi ích kinh doanh.
  • C. thông tin từ một cá nhân có nhiều người yêu thích trên mạng xã hội.
  • D. thông tin từ bài viết không có trích dẫn dẫn chứng rõ ràng xác thực.

Câu 16. Thông tin trong trường hợp nào dưới đây không đáng tin cậy?

  • A. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
  • B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
  • C. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của chính phủ.
  • D. Thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp.

Câu 17. Anh Vinh muốn tìm thông tin để quyên góp người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ trong đợt vừa qua. Anh Vinh có thể tìm thông tin ở đâu là tin cậy nhất?

  • A. Cổng thông tin Chính phủ.
  • B. Trang facebook của một cá nhân nào đó.
  • C. Trang web em tìm được trên Google Search mà chưa xác thực thông tin.
  • D. Thông tin từ chú hàng xóm.

Câu 18. Ứng dụng nào sau đây cho phép người dùng tìm kiếm thông tin?

  • A. Microsoft office.                                                    B. Google.
  • C. WinRAR.                                                              D. Unikey.

Câu 19. Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, người dân muốn tìm những thông tin về tình hình dịch bệnh thì có thể tìm ở đâu?

  • A. Trang thông tin Chính phủ.
  • B. Các trang mạng xã hội của cá nhân.
  • C. Các bài chia sẻ trên khắp Facebook.
  • D. Lời truyền miệng của người dân trong địa phương.

Câu 20. Việc nào dưới đây là đúng khi sử dụng công nghệ số?

  • A. Nhìn trộm bạn đang nhập mật khẩu tài khoản mạng xã hội để biết mật khẩu đăng nhập của bạn.
  • B. Trêu đùa bằng cách lấy một ảnh của bạn, cắt ghép với những ảnh khác để gây cười rồi gửi cho một số bạn.
  • C. Sử dụng các thông tin do mình tự tạo (tự quay video, chụp ảnh, viết nội dung,…).
  • D. Ghi âm cuộc tranh cãi của một nhóm bạn và đưa lên mạng xã hội.

Câu 21. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?

  • A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng.
  • B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện
  • C. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác.
  • D. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình.

Câu 22. Đặc điểm nào của sản phẩm số trên mạng khiến hành vi vi phạm bản quyền trở nên phổ biến?

  • A. Được lưu truyền rộng rãi, không giới hạn thời gian.
  • B. Dễ dàng chia sẻ với nhiều đối tượng.
  • C. Dễ bị lấy, phát tán, sửa đổi, khó thu hồi, xóa bỏ.
  • D. Có thể truy cập ở khắp mọi nơi, mọi thời điểm.

Câu 23. Hành động nào dưới đây vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

  • A. Quay phim, chụp ảnh ngày lễ kỉ niệm ở trường học.
  • B. Quay phim, chụp ảnh ở trước doanh trại quân đội.
  • C. Quay phim, chụp ảnh trong công viên để đăng lên mạng xã hội.
  • D. Quay phim, chụp ảnh đồ ăn, trong quán cà phê.

Câu 24. Nhóm bạn An được giao thuyết trình về chủ đề an toàn giao thông, nhưng đến ngày báo cáo mà nhóm bạn vẫn chưa làm gì. Hôm báo cáo, nhóm bạn An đã xin bài cùng chủ đề của lớp bên cạnh, sửa thành bài của nhóm và báo cáo với cô giáo. Tình huống trên thể hiện điều gì?

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Không vi phạm điều gì.
  • C. Vi phạm bản quyền và đạo đức.
  • D. Vi phạm đạo đức.

    PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?

  • a. Thông tin trên website có tên miền là .gov.
  • b. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bội nhọ người khác.
  • c. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch trên trang cá nhân của một người tự xưng làm trong cơ quan y tế.
  • d. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

Câu 2 (2,0 điểm) Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong các tình huống dưới đây và đưa ra lời khuyên.

  • a. Bạn Việt khi vào rạp coi phim đã lấy điện thoại livestream về nội dung phim lên mạng xã hội.
  • b. Lần đầu chị Lan đi thăm bạn đang làm việc ở một doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam, trong lúc đứng đợi bạn, chị đã giơ điện thoại lên và chụp ảnh bên ngoài cổng doanh trại.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1 - A2 - B3 - A4 - C5 - D6 - A7 - C8 - A
9 - C10 - B11 - C12 - C13 - A14 - A15 - A16 - B
17 - A18 - B19 - A20 - C21 - C22 - C23 - B24 - C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:

  • a. Tin cậy vì website này là của Chính phủ cấp phép.
  • b. Không tin cậy vì nguồn thông tin từ một cá nhân không uy tín và nội dung bài viết gây ảnh hưởng tiêu cực.
  • c. Không tin cậy vì nguồn thông tin từ một cá nhân không uy tín.
  • d. Tin cậy vì nguồn thông tin từ cá nhân có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn.

Câu 2:

  • a. Hành vi quay và phát tán hình ảnh, video có nội dung bản quyền là hành vi vi phạm nội quy, cũng như vi phạm pháp luật.
  • b. Hành vi của chị Lan sai vì đã vi phạm pháp luật nghiêm cấm các hình thức chụp ảnh, quay phim những nơi liên quan đến bí mật nhà nước như các khu vực quốc phòng an ninh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 cánh diều Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 1 Tin học 8 CD, đề thi Tin học 8 giữa kì 1 cánh diều Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác