Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 4

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1 (0.5 điểm): Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2 (1.0 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha.

Câu 4 (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

B. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2 (5.0 điểm): Vẻ đẹp của dòng sông Hương dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn trả lời:    

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Câu 1: Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh

Câu 2: Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

Câu 3:

Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 4:

Theo em, em không đồng tình với ý kiến đó . Vì :

+ Sách đã đồng hành với con người từ rất lâu, sách như một người thầy truyền thụ kiến thức cho chúng ta. Ngoài ra , hiện nay có rất nhiều sách với nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc; sách luôn đổi mới nội dung nên chúng ta không thể xem là sách lạc hậu được . + Sách đã đồng hành với con người từ rất lâu, sách như một người thầy truyền thụ kiến thức cho chúng ta. Ngoài ra , hiện nay có rất nhiều sách với nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc; sách luôn đổi mới nội dung nên chúng ta không thể xem là sách lạc hậu được .

+ Công nghệ thông tin tuy đọc trên mạng nhanh nhưng nó không đem được cảm giác thư thái như sách. Sách giúp con người ta thư giãn, thả hồn trong từng trang văn còn công nghệ thông tin thì chỉ giúp ta tiếp thu kiến thức, không những không thể khiến ta thư giãn mà còn gây ra hại mắt nếu nhìn vào màn hình quá lâu . + Công nghệ thông tin tuy đọc trên mạng nhanh nhưng nó không đem được cảm giác thư thái như sách. Sách giúp con người ta thư giãn, thả hồn trong từng trang văn còn công nghệ thông tin thì chỉ giúp ta tiếp thu kiến thức, không những không thể khiến ta thư giãn mà còn gây ra hại mắt nếu nhìn vào màn hình quá lâu .

  • B. PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Câu 1:

Tham khảo bài viết sau:

Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”. Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt. Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng… Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử, quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều”, một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều, người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo, một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến, người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ. Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kỹ càng. Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kỹ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.

Câu 2:

Tham khảo bài viết sau:

“Đến xứ Huế mộng mơ có mấy lần ôm mối tình ngọt ngào, vẻ đẹp xứ Huế không nơi nào có được…” Huế là nơi con người và thiên nhiên hòa quyện làm một, nếu đã đến Huế thì chắc hẳn bạn đã đến đến Huế. Mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được điều này. Và ai đã đến xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn hạ lưu sông Hương. Dòng sông đã làm nên một nét đặc trưng của Huế. Chính vì vậy mà không biết từ bao giờ nó đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương là bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngoài vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng mà nó mang theo, đây còn là dòng sông gắn liền với lịch sử đất nước và văn hóa xứ Huế nói riêng.

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhưng gần như cả cuộc đời ông đều gắn bó với xứ Huế thân yêu. Chính vì là người dành nhiều tình cảm cho Huế nên tâm hồn nhà văn đã thấm nhuần những nét đặc trưng của văn hóa Huế. Năm 1960, ông tốt nghiệp khoa Việt-Hoa trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế. Sau đó, ông dạy ở trường Quốc Học Huế. Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường vượt biên lên chiến khu, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông giữ các chức vụ: Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Trị Thiên – Huế. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên.

Trong tương quan với lịch sử đất nước, sông Hương là dòng “sử thi viết giữa lá xanh” theo dòng thời gian. Dòng sông Hương là chứng nhân lịch sử, nhà văn đã đưa người đọc trở về quá khứ gian khổ. mà là sự hào hùng của đất nước để cảm nhận hết vẻ đẹp này của sông Hương. Đó là con đèo Chi Lăng ở phía nam đất nước đã nhiều lần khiến quân thù khiếp sợ. Châu Hóa giữ vị trí chiến lược trong việc bảo vệ biên cương của Tổ quốc Đại Việt. Lịch sử đã gọi nó là Vạn lý trường thành của phương Nam. Trong tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi, sông Hương chính là Linh Giang lịch sử vang dội, con sông biên cương đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Vào thế kỷ 18, nó phản ánh kinh đô Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đã sống qua lịch sử bi thảm của thế kỷ XIX với máu của các cuộc nổi dậy. Thế kỷ XX, sông Hương bước vào Cách mạng Tháng Tám với những chiến công chấn động, để rồi tiếp tục hiện diện trong những năm tháng bi hùng nhất của lịch sử đất nước với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ác liệt. Trở về quá khứ xa xưa, ngòi bút của nhà văn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử của một dòng sông có cái tên mềm mại, hiền hòa nhưng kiên cường, kiêu hãnh qua bao thăng trầm lịch sử. Hòa bình lập lại, sông Hương trở lại đời thường khi còn là người con gái dịu dàng của xứ sở. Trong suốt quá trình sáng tác của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ của dòng Hương Giang. Ông quán triệt, sông Hương từ khi bắt nguồn cho đến khi đổ ra biển Đông gắn liền với lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đắm chìm trong vẻ đẹp của Hương Giang để khám phá ra cái nôi văn hóa xứ Huế. Từ đây với kiến ​​thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực âm nhạc và thơ ca. văn hóa truyền thống, ông khẳng định “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh ra trên vùng sông nước này” từ nhã nhạc cung đình, ca Huế, đến dân ca, mái nhì, mái đẩy. Ai đã từng nghe ca Huế trên sông Hương mới cảm nhận hết được nét thơ mộng, lãng mạn của ca Huế. Trong sự liên tưởng của mình, tác giả phát hiện ra mối quan hệ giữa các bài ca Huế xưa. với Truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy được sự giao thoa tương đồng giữa thơ và nhạc.

Vẻ đẹp của sông Hương không được tô đậm nếu người viết bỏ quên một dòng sông thơ mộng. Dòng sông đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ và họ không bao giờ lặp lại chính mình. Khi ngắm nhìn vẻ đẹp của Hương Giang thì mãi luyến tiếc một vẻ đẹp nào đó chưa chạm tới được, thi sĩ Tản Đà đã gọi dòng sông xanh ấy là “sông trắng, lá xanh”. Từ một Linh Giang thơ mộng bên sông Hương, có bảng câu vọng cổ trong thơ nàng Huyền Thanh Quan. Đó còn là hình tượng non sông gấm vóc, anh hùng Cao Bá Quát “Trường giang như gươm dựng tuổi thanh xuân”. Xét cho cùng, vẻ đẹp giàu ảo diệu của Hương Giang đã tuôn chảy qua tâm hồn, vần thơ, trang văn của người nghệ sĩ, làm phong phú thêm nguồn thi ca dân tộc.

Có người đã từng nói rằng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường rất uyên bác với sự hiểu biết phong phú về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của Huế. Đó là sự uyên bác của một học giả Huế. Nhận xét đó rất đúng với người viết, ông đã mang đến cho người đọc những kiến ​​thức rất mới và sâu sắc về văn học Huế. Có lẽ vì yêu sông Hương, vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên đã thôi thúc các nghệ nhân xưa may trang phục truyền thống của cô dâu xứ Huế theo màu sương khói trên sông Hương. Họ kết hợp màu xanh chàm và vải sọc đỏ để tạo nên một màu tím đậm chất Huế của con người. Khám phá này thể hiện sự hiểu biết về văn hóa Huế và lối viết độc đáo, sáng tạo của ông, thể hiện tình cảm tha thiết của ông đối với sông Hương và vùng đất Huế.

Chất trí tuệ và chất thơ trong bài kí là biểu hiện của một phong cách văn xuôi vừa tài hoa vừa uyên bác. Trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông có sự giao hòa tinh thần giữa cảnh sắc, lịch sử, văn hóa xứ Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động và vô cùng nhạy cảm. Qua đoạn văn tự sự, ta cảm nhận được tấm lòng của nhà văn đối với thiên nhiên, đối với xứ Huế, sâu sắc hơn là với quê hương, tha thiết với những giá trị cổ kính của dân tộc. Đó là những giá trị mà cuộc sống ngày nay vẫn cần. Sông Hương không chỉ hun đúc nên một nền văn hóa xa xưa mà còn làm phong phú thêm cuộc sống của mỗi chúng ta bây giờ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 chân trời, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác