Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 1
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …
Bầm ơi có rét không bầm !
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …
(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 4 (2.0 điểm): Từ cảm nhận về đoạn thơ anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử ( 5-7 câu).
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm): Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
BÀI LÀM
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu 1: Thể thơ: lục bát
Câu 2:
Tác dụng của thể thơ lục bát với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phần thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê.
Câu 3:
Nội dung chính của đoạn thơ: Tình yêu thương của người con nơi tiền tuyến xa xôi dành cho người mẹ già nơi quê hương. Đồng thời bộc lộ sự quyết tâm chiến đấu vì độc lập Tổ quốc.
Câu 4:
Qua đoạn thơ em đã rút ra cho bản thân rất nhiều bài học quý giá về tình mẫu tử. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng của mỗi con người. Tình mẫu tử là động lực giúp con người trở nên mạnh mẽ bản lĩnh sống có lí tưởng trách nhiệm hơn. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, là người chắp cho ta những đôi cánh bay đến chân trời hi vọng. Ngay cả khi em vấp ngã, chỉ có mẹ là vẫn luôn dang rộng vòng tay chào đón. Chính vì vậy, em cần phải biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cũng như không làm những điều khiến mẹ phải buồn lòng, đau khổ. Em sẽ luôn trân trọng tình cảm đáng quý này.
B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Câu 1:
Tham khảo bài viết sau:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong những sáng tác của ông chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình. Các tác phẩm của ông còn là sự giao hòa nhuần nhuyễn giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, lịch sử, văn hóa, địa lý,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa của nhà văn. Chính lối văn phong ấy, ông đã thổi hồn vào Ai đã đặt tên cho dòng sông?, làm cho tác phẩm trở thành bài bút kí xuất sắc. Trong tác phẩm này, tác giả đã chép họa nên một dòng sông Hương – một dòng sông đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với văn nhân, nghệ sĩ – với một dáng vẻ vô cùng dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm và vẻ đẹp của sông Hương không chỉ được lột tả qua dáng vẻ bên ngoài mà còn là độ sâu lắng của nét đẹp bên trong tâm hồn.
Khi phân tích vẻ đẹp sông Hương, ta thấy trong đoạn trích của bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, dưới sự am hiểu sâu sắc về địa lý, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, phong phú cùng sức quyến rũ của dòng sông Hương. Cái đẹp của dòng sông được nhìn nhận trên vẻ đẹp cảnh quan địa lý của xứ Huế và ngược lại vẻ xinh đẹp của thiên nhiên hai bên bờ sông cũng được dòng sông nâng đỡ làm nổi bật.
Sông Hương chảy qua ba đoạn lớn: chảy giữa lòng Trường Sơn, vào ngoại vi thành phố và chảy đến giữa lòng thành phố để lúc này đây dòng Hương Giang đã in bóng cái vẻ đẹp tuyệt mỹ của kinh thành Phú Xuân rồi lưu luyến khi chảy ra ngoài thành về hạ nguồn.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương sẽ thấy không gian của núi rừng Trường Sơn đã góp phần làm cho hình ảnh sông Hương trở nên xinh đẹp. Để làm rõ điều này, tác giả đã đưa vào bài bút ký ba hình ảnh so sánh đặc biệt ấn tượng. Trước hết, sông Hương “đã là một bản trường ca của rừng già” – một hình ảnh so sánh hết sức độc lạ cho thấy cá tính của tác giả trong việc liên tưởng phong phú.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương để thấy dòng sông này mang cái chất hào hùng, nằm giữa lòng Trường Sơn với bộ mặt hùng vĩ vừa hùng tráng cũng rất đỗi trữ tình. Trong cái nhịp chảy của sông Hương “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua từng ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, tác giả đã sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh sự hùng tráng của dòng sông.
Nhưng bên cạnh đó, dòng Hương Giang cũng chẳng kém phần trữ tình thơ mộng khi thả mình qua “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ngay lúc này đây, sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm”, mang thêm cho mình một diện mạo khác hẳn giữa rừng núi Trường Sơn đại ngàn, hùng vĩ.
Cả dòng sông tồn tại như một sinh thể mang những nét tính cách đối lập nhau nhưng cũng rất hài hòa tạo nên vẻ đẹp phong phú đa dạng, mang lại một sức sống mãnh liệt cho dòng Hương Giang ở thượng nguồn. Chưa dừng lại ở đó, cảm thấy vẫn chưa lột tả được hết vẻ đẹp, tính cách của dòng sông Hương, tác giả đã sử dụng thêm một hình ảnh so sánh đầy sáng tạo “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Với hình ảnh so sánh này làm cho độc giả liên tưởng đến những cô gái du mục với những vũ khúc tình tứ cháy bỏng làm say đắm lòng người.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương sẽ thấy dưới ngòi bút so sánh của nhà văn, dòng sông trở nên có cá tính và tâm hồn tự do, trong sáng. Chính vẻ đẹp của cấu trúc rừng núi thượng nguồn đã chế ngự sức mạnh bản năng của cô gái phóng khoáng ấy, để khi ra khỏi rừng, sông Hương dưới ngòi bút của tác giả trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, mang một vẻ đẹp dịu dàng đầy trí tuệ, nuôi dưỡng những đứa con xứ Huế, bồi đắp nên nền văn hóa hai bên bờ sông cố đô bằng những dòng phù sa ngọt ngào.
Bằng những hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn đã biến sông Hương – một cảnh quan của thiên nhiên vốn vô tri vô giác nay đã trở thành một sinh thể có cảm xúc, có cá tính, biết hy sinh như một người thực thụ, để lại cho độc giả những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến tận vùng thượng nguồn của dòng sông nơi núi rừng Trường Sơn cho thấy được sự kỳ công, lòng khám phá không ngừng, đồng thời thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà văn, quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc của tác giả.
Hết phần chảy giữa Trường Sơn hùng vĩ, sông Hương bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của mình ở vùng ngoại vi kinh thành Huế, đi qua “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”, hết sức lãng mạn, hết sức thi vị, mang vẻ đẹp của “người gái đẹp”, trong cảm nhận của nhà văn cô gái ấy đang nằm ngủ mơ màng, đợi người tình mong đợi đến và đánh thức.
Hành trình về xuôi, hành trình chảy ra cửa biển Thuận An của sông Hương giờ đây giống như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đầy đam mê. Đây là hành trình của những người yêu nhau, tìm về với nhau, là hành trình của nàng công chúa đi tìm hoàng tử trong mơ của mình.
Dòng sông mang trong mình đầy đủ những sức sống mới, những vóc dáng mới, chuyển dòng một cách liên tục “vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Khi phân tích vẻ đẹp sông Hương, ta thấy tác giả ngằm nhìn dòng sông mà liên tưởng đến “người gái đẹp” đang phô ra những đường cong quyến rũ đầy hấp dẫn của mình. Đây là dòng liên tưởng đầy sáng tạo và mạnh mẽ của nhà văn.
Sông Hương khi đi qua vùng Châu Hóa không chỉ mang vẻ đẹp mềm mại quyến rũ của người con gái mà còn mang nhiều vẻ đẹp rất đa dạng và phong phú khác. Rồi dòng sông đi qua những ngọn đồi, mặt nước phản quang thành những màu rực rỡ “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” thật kỳ thú, làm cho dòng Hương Giang như bức tranh nhiệm màu.
Khi đi qua những lăng tẩm, sông Hương lại trở nên trầm mặc, tạo cho độc giả có cảm giác như dòng sông đang chiêm nghiệm, thành kính suy nghĩ về lịch sử của những ông hoàng bà chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào.
Và rồi, sông Hương bỗng bừng sáng hơn khi nghe thấy âm thanh thành phố. Nhà văn thật tài tình khi sáng tác ra những hình ảnh độc đáo “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vầng trăng non”, rồi thì “dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” như tiếng lòng thẹn thùng, bẽn lẽn của cô gái Huế trong tình yêu đầu đời.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương sẽ nhận thấy tác giả so sánh sông Hương như một “mặt hồ yên tĩnh”, “điệu nhảy lặng lờ của nó ngang qua thành phố” – những câu văn mang theo âm nhạc chậm chạp hòa vào lòng người đọc, du dương, mềm mại, một sự liên tưởng hết sức thú vị “sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô”, “mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với những chiếc thuyền xinh đẹp của chúng”.
Tác giả như muốn hóa mình thành con chim hải âu trôi nhanh ra biển trên chiếc thuyền thủy tinh ấy, rồi cuối cùng chẳng kịp nói lời tạm biệt với lũ bạn trên bờ tàu vì trôi nhanh quá. Thế, tác giả mới thấm thía nhớ thương về sông Hương và “chợt thấy quý cái điệu nhảy chảy lặng lờ của nó khi đi qua thành phố”.
Với lối viết sinh động sáng tạo, nhà văn đã khoác lên mình Hương Giang diện mạo của một “nàng thơ xứ Huế” vừa cá tính, vừa e ấp, đắm mình trong tình yêu cùng chàng trai Huế đầy mộng mơ.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương để thấy dòng sông này càng đẹp hơn khi được soi chiếu và trở thành một phần của lịch sử nước nhà. Hơn thế nữa, sông Hương còn là nhân chứng cho lịch sử biết bao thăng trầm hưng thịnh của cố đô Huế “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”, những dấu ấn, những sự kiện không bao giờ có thể lãng quên của dân tộc Việt Nam đều được sông Hương chứng kiến và ghi lòng tạc dạ.
Dòng sông trải qua biết bao đau thương của chiến tranh nhưng khi hòa bình lập lại dòng sông cũng nhanh chóng thay đổi trở về vẻ dịu dàng vốn có. Sông Hương chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất xây dựng cho Huế một hình ảnh đẹp thơ mộng. Một vẻ đẹp lặng lờ, ẩn sâu trong đó từ lâu nhưng nó chưa bao giờ già cỗi, nó vẫn mang trong mình nhiệt huyết yêu đương của cô gái đang độ xuân thì.
Rời khỏi kinh thành, sông Hương lưu luyến không muốn rời xa “đột ngột đổi dòng, rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.” Bên cạnh đó, “là nỗi vấn vương, là cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự…”
Bằng nghệ thuật nhân hóa sinh động, nhà văn đã cho độc giả thấy được tình cảm của sông Hương đối với Huế, như người tình dịu dàng, chung thủy của xứ Huế đầy thơ mộng, trữ tình. Từ đây, khi phân tích vẻ đẹp sông Hương, độc giả thấy được sự quan tế tinh tế cùng với vốn từ ngữ phong phú cùng với sự tài hoa uyên bác trên mỗi trang viết của tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp của sông Hương vô cùng độc đáo.
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế, pha vào đó là sự thành thạo, điêu luyện trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, nhân hóa, tác giả đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp của sông Hương mang những bộ mặt khác nhau ở mỗi vùng đất mà nó chảy qua.
Với những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết về mọi mặt cùng với văn chương tao nhã, hướng nội và tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút kí đặc sắc, một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp – vẻ đẹp gần gũi, thiêng liêng nhưng rất dịu êm.
Có thể nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Sông Hương, một dòng sông mang dại ở khúc thượng nguồn. Sông Hương, trở nên dịu dàng và say đắm, thủy chung khi gặp được người tình của mình là xứ Huế đầy thơ mộng trữ tình. Sông Hương đi vào trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không đơn thuần là một cảnh quan thiên nhiên vô tri vô giác mà nó còn chứa đựng trong tâm hồn đầy rẫy cung bậc cảm xúc và tình yêu.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST: Đề
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận