Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 4

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

[...]“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”[…]

(Trích “Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Ru cho một thuở,

NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2015)

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm). Anh/chị hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”

Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/chị, thông điệp người cha muốn nhắn gửi đến con mình trong hai câu thơ sau là gì?

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Câu 4 (2.0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời dạy của cha. “Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)

Câu 1:

Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là biểu cảm và nghị luận.

Câu 2:

- Xác định: Phép điệp, tương phản/đối. - Xác định: Phép điệp, tương phản/đối.

- Giá trị: Nhấn mạnh những quy luật cảm xúc, đời sống, sự chuyển hóa các cung bậc đối nghịch nhau, tạo nhịp điệu cho câu thơ. - Giá trị: Nhấn mạnh những quy luật cảm xúc, đời sống, sự chuyển hóa các cung bậc đối nghịch nhau, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Câu 3:

- Hai dòng thơ: Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp/Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao nhắn gửi tới người đọc hãy biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân. - Hai dòng thơ: Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp/Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao nhắn gửi tới người đọc hãy biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân.

- Ý nghĩa hai câu thơ: Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới./Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công… - Ý nghĩa hai câu thơ: Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới./Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công…

Câu 4:

"Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công" là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Ông muốn khuyên con mình đi thật xa vì chỉ có đi xa thì ta mới biết được nhiều điều. Hãy đi xa để mở rộng tầm mắt, để học hỏi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức thực tế. Đem những thứ mình học được để giúp đỡ những người khác mà không mong họ đền đáp lại. Lời dạy thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện. Lời dạy của ông cũng như một phần muốn gửi gắm vào thế hệ hiện nay. Rằng hãy làm gương cho những mầm non ấy, hãy cống hiến hết mình đi đừng khép trái tim mình vào. Còn bản thân em, một trong những mầm non đang phát triển, tôi sẽ cùng các mần non khác học tập để xứng đáng với công của người đi trước để cho đất nước giàu mạnh và phát triển hơn .

  • B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Tham khảo bài viết sau:

Dân tộc ta vốn được biết đến là một đất nước hiếu học với truyền thống tôn sư trọng đạo sâu sắc. Trong kho tàng ca dao tục ngữ đã có rất nhiều những câu ca nói về tình cảm thầy trò như “một chữ cũng là thầy/ nửa chữ cũng là thầy” hay “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... Và trong hoàn cảnh hiện tại truyền thống đó vẫn được kế thừa và phát huy sâu rộng.

Để hiểu hết ý nghĩa trọn vẹn của câu ca dao này thì chúng ta cần phải đi cắt nghĩa đầy đủ về “tôn sư” và “trọng đạo”. Tôn sư là thái độ tôn trọng người thầy. Còn trọng đạo tức là coi trọng mối quan hệ giữa thầy và trò. Qua đây ông cha ta muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc đó chính là phải biết tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cho ta kiến thức đồng thời phải trân trọng tình thầy trò. Nó trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn năm trước. Khi mà đất nước ta còn là đất nước phong kiến. Việc học đã được đề cao và vai trò của những người làm thầy mà cụ thể là “thầy đồ” đã được chú ý. Hình ảnh những người thầy đồ ngày đêm tận tụy mài mực đọc sách đã trở thành những nguồn cảm hứng dạt dào của biết bao tác phẩm văn học. Chắc hẳn chúng ta ai cũng  biết đến vị thánh hiền người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam là thầy Chu Văn An. Một người thầy lỗi lạc đã đào tạo nên biết bao nhiêu bậc hiền triết cho đất nước. Tấm gương học trò Phạm Sư Mạnh là một trong những minh chứng điển hình cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà chúng ta phải noi theo.

Sau khi đỗ đạt làm quan to, những dịp lễ tết Phạm Sư Mạnh vẫn thường ghé qua thăm thầy của mình. Thế nhưng dù đứng trên cả vạn người, đức cao vọng trọng nhưng chưa bao giờ người trò đó dám ngồi ngang hàng với thầy mình. Đến nhà thầy vẫn khoanh tay chào từ ngoài cửa, một hai giữ thái độ kính trọng với người thầy của mình. Thế mới thấy truyền thống ấy đã ăn sâu và trở thành gốc rễ vững chắc cho biết bao nhiêu thế hệ người dân Việt Nam.

Các cụ ta thường có câu rằng “Mùng một tết Cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba tết Thầy” để thấy được tầm quan trọng của truyền thống đó trong chiều dài lịch sử dân tộc. Đến ngày nay, khi mà đất nước ngày càng phát triển thì giá trị của câu nói đó vẫn còn nguyên vẹn. Hơn ai hết, Đảng và Nhà nước ta hiểu rằng để phát triển đất nước thì việc nâng cao giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Và để tạo ra những thế hệ học trò xuất sắc thì quan tâm đến đời sống của đội ngũ nhà giáo là điều cốt lõi. Chính vì thế có thể tự hào khẳng định rằng Việt Nam là đất nước duy nhất có ngày hiến chương nhà giáo 20/11 ngày mà toàn thể thế hệ con người hiến chương thầy cô giáo của mình. Hàng năm có rất nhiều các cuộc thi viết về thầy cô, và có rất nhiều những bài văn vô cùng xúc động về tình cảm thầy trò được trao giải. Mỗi dịp 20/11, hay kỉ niệm thành lập trường rất nhiều các thế hệ học sinh dù làm gì hay ở bất cứ đâu vẫn tụ họp đầy đủ về trường cũ để tri ân và bày tỏ sự kính trọng với thầy cô....

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những trường hợp “con sâu bỏ dầu nồi canh”, làm xấu đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Song nó cũng chỉ là một số ít tồn tại nho nhỏ mà thôi. Điều quan trọng đó là cả dân tộc ta vẫn kế thừa và phát huy truyền thống này một sâu rộng.

Truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc. Dù đến ngàn năm sau đi chăng nữa nó cũng sẽ mãi mãi trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử. Trở thành một trong những thước đo sự văn minh của xã hội. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác