Đề thi giữa kì 1 Hóa học 9 CD: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Hóa học 9 CD: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Tính ăn mòn.                                 B. Tính dẻo.

C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.                 D. Ánh kim. 

Câu 2. Kim loại dùng làm dụng cụ nấu ăn nhờ

A. tác dụng được với aicd.                   B. tính dẫn nhiệt.

C. không bị oxi hóa trong không khí.    D. có khả năng phản ứng với oxygen. 

Câu 3. Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành

  1. oxide sulfate.                                B. muối sulfate.               

C. muối sulfide.                                  D. base. 

Câu 4.  Hầu hết kim loại không tác dụng với

A. khí hiếm.                                       B. dung dịch acid.

C. dung dịch muối.                             D. phi kim.

Câu 5. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Na, Mg, Zn.       

B. Al, Zn, Na.        

C. Mg, Al, Na.       

D. Pb, Al, Mg. 

Câu 6. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

A. FeSO4.              B. AgNO3.                      C. KNO3.                        D. H2SO4

Câu 7. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là?

A. Cu.                   B. Mg.                            C. Al.                              D. Ag. 

Câu 8. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm? 

A. Al.          

B. K.  

C. Ag.          

D. Fe. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Phản ứng của kim loại magnesium với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. 

a. Viết phương trình hóa học minh họa phản ứng của kim loại magnesium với dung dịch hydrochloric acid. 

b. Tính lượng magnesium và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 500 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn).   

c. Phản ứng của kim loại đồng (Cu) với dung dịch hydrochloric acid có thể được dùng để điều chế hydrogen trong phòng thí nghiệm không? Giải thích. 

Câu 2. (2 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:

a. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau:  Au, Al, Zn. 

b. Cho viên kẽm (Zn) vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4

Câu 3 (1 điểm) Cho các trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ và thuỷ ngân bị rớt xuống sàn nhà. Em hãy đề xuất biện pháp xử lí.

- Trường hợp 2: Kim loại kali (potasium), natri (sodium) là kim loại hoạt động hoá học mạnh, ta nên bảo quản chúng như thế nào?

- Trường hợp 3: Hũ đựng muối dưa bằng kim loại có dấu hiệu bị ăn mòn trong quá trình sử dụng. Hãy giải thích và đưa ra biện pháp

TRƯỜNG THCS .............

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1. A

2. B

3. C

4. A

5. A

6. B

7.D 

8. B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3 đ)

a. Mg + 2HCl Tech12h MgCl2 + H2

b. Tech12h (mol)

Mg  +  2HCl  Tech12h  MgCl2  + H2

            0,01      0,02   Tech12h           0,01 (mol)

Khối lượng magnesium cần dùng là: mMg = 0,01.24 = 0,65 (g)

Thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng là: Vdd Tech12h = 0,02 (L)

b. Phản ứng của kim loại đồng (Cu) với dung dịch hydrochloric acid không được dùng để điều chế hydrogen trong phòng thí nghiệm vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học, không đấy được H ra khỏi dung dịch.

Câu 2 (2 đ)

a. Al và Zn đều tan và có khí thoát ra.

2Al + 3H2SO4Tech12h Al2(SO4)3+ 3H2

Zn + H2SO4 Tech12h ZnSO4 + H2

Au không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

b. Zn tan dần và Cu được tạo ra bám trên bề mặt Zn một lớp kim loại màu đỏ, dung dịch màu xanh tan dần

Zn + CuSO4 Tech12h ZnSO4 + 2Cu

Câu 3 (1 đ)

- TH1: Rắc bột lưu huỳnh để làm kết tủa thuỷ ngân, sau đó dọn sạch.

- TH2: Bảo quản trong dầu hoả để tránh K, Na tiếp xúc với không khí, hơi nước.

-TH3: Dưa muối có tính acid gây ăn mòn những đồ vật làm bằng kim loại. Sử dụng các hũ làm bằng gốm sứ, nhựa để đựng muối dưa để tránh ăn mòn.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hóa học 9 Cánh diều, trọn bộ đề thi Hóa học 9 Cánh diều, Đề thi giữa kì 1 Hóa học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác