Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9 CD: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9 CD: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Kim loại dùng làm dụng cụ nấu ăn nhờ:

A. tác dụng được với aicd.                             B. tính dẫn nhiệt.

C. không bị oxi hóa trong không khí.              D. có khả năng phản ứng với oxygen.

Câu 2. Khí tạo ra khi cho K vào nước ở nhiệt độ thường là:

A. N2.                    B. H2.                              C. O2.                              D. NH3.

Câu 3. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Na, Mg, Zn.       

B. Al, Zn, Na.        

C. Mg, Al, Na.       

D. Pb, Al, Mg.

Câu 4. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:

A. Ca và Fe.           B. Mg và Zn.                   C. Na và Cu.                    D. Fe và Cu. 

Câu 5. Gang là hợp kim của sắt với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng Carbon chiếm:

A. từ 2% đến 6%.                                         B. dưới 2%.  

C. từ 2% đến 5%.                                          D. trên 6%.

Câu 6. Hợp kim siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không chứa kim loại:

A. Li.                    B. Fe.                              C. Cu.                             D. Zn.

Câu 7. Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là:

A. oxygen.             B. bromine.                      C. chlorine.                      D. nitrogen.

Câu 8. Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu để:

A. lưu hóa cao su tự nhiên. 

B. sản xuất sulfuric acid.

C. điều chế thuốc bảo vệ thực vật. 

D. bào chế thuốc đông y.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Viết phương trình hoá học của Ca, Na, Zn, S, Si và Cu với oxygen trong không khí. Sau đó, em hãy cho biết sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất nào đã học?

Câu 2. (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,4 gam magnesium trong dung dịch hydrochloric acid dư.

a) Tính số mol khí hydrogen thu được.

b) Dẫn toàn bộ lượng khí hydrogen trên vào một ống thuỷ tinh nằm ngang chứa 8,0 gam bột CuO, đun nóng để thực hiện phản ứng điều chế Cu theo phương trình hoá học:

CuO + H2 Tech12h Cu + H2O

Thực tế, chỉ có 75% lượng khí hydrogen phản ứng với CuO. Sau khi dừng phản ứng:

- Thu được hỗn hợp chất rắn A gồm các chất nào?

- Khối lượng chất rắn A là bao nhiêu gam?

Câu 3. (1,0 điểm) Các kim loại có mức độ hoá học mạnh thường tạo thành các hợp chất bền hơn so với các kim loại có mức độ hoá học yếu.

Khi bị đun nóng, nhiều muối carbronate sẽ bị phân huỷ thành oxide base (hay basic oxide và carbon dioxide. Nhiệt độ phân huỷ của calcium carbonate (CaCO3), magnesium carbonate (MgCO3) và silver carbonate (Ag2CO3) lần lượt vào khoảng 900 oC, 450 oC và 220 oC. Dựa vào các giá trị nhiệt độ phân huỷ đã cho, hãy sắp xếp các hợp chất trên theo chiều giảm dần. Theo em, vì sao nhiệt độ phân huỷ của các muối giảm dần? 

TRƯỜNG THCS .............

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1. B

2. B

3. A

4. D

5. C

6. A

7. B

8. B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3,0 điểm)

a) 2Ca + O2 Tech12h 2CaO (CaO là oxide base)

b) 4Na + O2 Tech12h 2Na2O (Na2O là oxide base)

c) 2Zn + O2 Tech12h 2ZnO (ZnO là oxide lưỡng tính)

d) S + O2 Tech12h SO2 (SO2 là oxide acid)

e) Si + O2 Tech12h SiO2 (SiO2 là oxide acid)

f) 2Cu + O2 Tech12h 2CuO (CuO là oxide base)

Câu 2 (2,0 điểm)

a) nMg = Tech12h mol

Phương trình hoá học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo phương trình hoá học ta có: Tech12h = nMg = 0,1(mol)

b) nCuO  = Tech12h mol

Thực tế chỉ có 75% lượng khí hydrogen phản ứng nên số mol hydrogen phản ứng là: Tech12h 0,075 mol

Phương trình hoá học: CuO + H2 Tech12h Cu + H2O

Theo phương trình, ta có: nCuO phản ứng = nhydrogen phản ứng = 0,075 mol.

- Vậy chất rắn A gồm: CuO dư và Cu sinh ra.

- Ta có: nCu sinh ra = nCuO phản ứng = 0,075 mol; 

nCuO dư = nCuO ban đầu – nCuO phản ứng = 0,025 mol.

 mA = mCu + mCuO dư = 0,075.64 + 0,025.80 = 6,8 gam.

Câu 3 (1,0 điểm)

- Thứ tự sắp xếp đúng: CaCO3, MgCO3, Ag2CO

- Do mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần theo dãy Ca, Mg, Ag.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hóa học 9 Cánh diều, trọn bộ đề thi Hóa học 9 Cánh diều, Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác