Đề thi cuối kì 2 Tin học 10 KNTT: Đề tham khảo số 8
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Tin học 10 KNTT: Đề tham khảo số 8 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phát biểu đúng nhất khi nói về các bộ dữ liệu test khi kiểm thử chương trình?
A. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau.
B. Các bộ test có đầu vào theo một số tiêu chí nhất định.
C. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.
D. Các bộ test có đầu vào phải theo các tiêu chí về độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.
Câu 2: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ ZeroDivision, khi đó nên xử lí như thế nào?
A. Kiểm tra lại giá trị số chia. B. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
C. Kiểm tra giá trị của số bị chia. D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.
Câu 3: Khi dòng lệnh thụt vào không thẳng hàng chương trình đưa ra mã lỗi ngoại lệ nào?
A. ZeroDivisionError. B. TypeError.
C. IndentationError. D. SyntaxError.
Câu 4: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
A. Type Error. B. NameError. C. SyntaxError. D. ValueError.
Câu 5: Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?
A. lower() B. len() C. upper() D. srt()
Câu 6: Lệnh sau trả lại giá trị gì?
A. -1 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 7: Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?
Max = 2023:
A. Dư dấu "=" B. Tên biến trùng với từ khoá.
C. Dư dấu ":" D. Câu lệnh không có lỗi sai.
Câu 8: Người tạo ra phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Python là người nước nào?
A. Hà Lan. B. Đức. C. Pháp. D. Bỉ.
Câu 9: Xác định kiểu của biểu thức sau?
“34 + 28 – 45”
A. int. B. float. C. bool. D. string.
Câu 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ trong Python?
A. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn, ngược lại a là số lẻ.
B. Số a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.
C. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.
D. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.
Câu 11: Kết quả của chương trình sau là gì?
A. x lớn hơn y. B. x bằng y. C. x nhỏ hơn y. D. Chương trình bị lỗi.
Câu 12: Biến chạy trong vòng lặp for i in range(<giá trị cuối>) tăng lên mấy đơn vị sau mỗi lần lặp?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 13: Điều kiện trong câu lệnh while là biểu thức dạng dữ liệu gì?
A. str. B. int. C. bool. D. float.
Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của S bằng bao nhiêu:
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12.
Câu 15: Cho khai báo mảng sau:
A = list(“3456789”)
Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình, ta sử dụng lệnh:
A. print(A[2]) B. print(A[1]) C. print(A[3]) D. print(A[0])
Câu 16: Cho B = [‘tin’, ‘học’, 10, ‘kết’, ‘nối’, 4.5, 7]. Giá trị của B[3]?
A. 10 B. kết C. nối D. 3
Câu 17: Chuỗi sau được in ra mấy lần?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 18: Hàm sau có chức năng gì?
A. Trả về tổng của hai số a và b được truyền vào.
B. Trả về hai giá trị a và b.
C. Tính tổng hai số a và b.
D. Tính tổng hai số a và b và hiển thị ra màn hình.
Câu 19: Trong Python, các biến khai báo bên trong hàm có đặc điểm gì?
A. Có tính địa phương, không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
B. Có tính cục bộ, có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
C. Có tính cục bộ, không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
D. Có tính toàn cục, có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
Câu 20: Giá trị của m trong chương trình dưới đây là bao nhiêu, biết kết quả in ra màn hình là 5?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 21: Cho đoạn chương trình sau:
Trong đoạn chương trình trên s được gọi là
A. Biến cục bộ. B. Tham số hình thức.
C. Tham số thực sự. D. Tên hàm.
Câu 22: Đâu không phải là sản phẩm của nghề thiết kế đồ họa?
A. Giống vật nuôi. B. Logo, bảng hiệu.
C. Bao bì sản phẩm. D. Áp phích quảng cáo.
Câu 23: Hoạt động có tính bao trùm lên toàn bộ các công việc cơ bản của sản xuất phần mềm là
A. Người phát triển phần mềm. B. Kĩ sư phần mềm.
C. Quản trị dự án phần mềm. D. Phát triển phần mềm.
Câu 24: Yếu tố nào sau đây cần thiết nhất với nghề thiết kế đồ họa?
A. Có khả năng cảm thụ cái đẹp và óc sáng tạo.
B. Tính toán giỏi.
C. Thành thạo các phần mềm ứng dụng chỉnh sửa ảnh.
D. Sử dụng thành thạo phần mềm tin học.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Chương trình ở hình dưới đây xây dựng một hàm tính diện tích một hình tam giác bằng công thức Heron theo ba cạnh của một tam giác. Em hãy:
a. Tìm ra lỗi trong chương trình và sửa lại cho đúng.
b. Hoàn thiện chương trình bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích tam giác có ba cạnh là 7, 8, 9.
Công thức Heron: S =
Câu 2 (2,0 điểm): Mẹ An dự định gửi tiết kiệm một khoản tiền tại một ngân hàng có lãi suất 5%/năm, nghĩa là sau mỗi năm tiền lãi nhận được là 5% số tiền gửi. Hết một năm, nếu mẹ không rút tiền thì cả vốn lẫn lãi sẽ tự động được gửi tính cho năm tiếp theo. Em hãy viết chương trình nhập vào số tiền T (đơn vị triệu đồng), sau đó tính và đưa ra 10 dòng, mỗi dòng ghi số tiền sau mỗi năm trong 10 năm gửi liên tiếp cả gốc lẫn lãi để mẹ An tham khảo.
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
|
%
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: TIN HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 - C | 2 - A | 3 - C | 4 - B | 5 - C | 6 - C |
7 - C | 8 - A | 9 - D | 10 - A | 11 - C | 12 - B |
13 - C | 14 - B | 15 - B | 16 - B | 17 - D | 18 - D |
19 - C | 20 - C | 21 - A | 22 - A | 23 - C | 24 - A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. Chỉ ra lỗi sai: Phép tính căn bậc hai của s là s**0,5, do đó dòng thứ 4 sai (s*0,5). - Sửa lại: return s**0,5 b. Chương trình hoàn thiện như sau: | 0,5 điểm
0,5 điểm 1,0 điểm
|
Câu 2 (2,0 điểm) | - HS viết được lệnh nhập số tiền từ bàn phím. - HS viết được lệnh tính và đưa ra 10 dòng, mỗi dòng ghi số tiền sau mỗi năm trong 10 năm gửi liên tiếp cả gốc lẫn lãi. - Chương trình chạy được và đưa ra kết quả đúng. * Gợi ý chương trình tham khảo: Lưu ý: HS có thể viết theo nhiều cách, miễn là chương trình chạy được và cho ra kết quả đúng. | 0,5 điểm 1,0 điểm
0,5 điểm |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Tin học 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Tin học 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Tin học 10
Bình luận