Đề thi cuối kì 1 Tin học 10 KNTT: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Tin học 10 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIN HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC:
Thời gian làm bài: phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1.Thứ tự các bước quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính là:
A. Xử lí dữ liệu → Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả
B. Đưa ra kết quả → Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu
C. Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả → Xử lí dữ liệu
D. Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu → Đưa ra kết quả
Câu 2. Định nghĩa nào về Byte là đúng?
A. Là một ký tự.
B. Là một đơn vị dữ liệu 8 bit.
C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
D. Là dãy 8 chữ số.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị thông minh?
A. Đồng hồ vạn niên
B. Điện thoại Iphone 14
C. Đồng hồ kết nối điện thoại
D. Camera có kết nối wifi
Câu 4. Tại sao cần xây dựng bảng mã Unicode?
A. Dùng cho các quốc gia sử dụng chữ tượng hình.
B. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu cần dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
C. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
D. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.
Câu 5.Theo quy tắc cộng 2 số nhị phân, thì 0+0=?
A. 0
B. 1
C. 11
D. 10
Câu 6.Kết quả phép nhân hai số 10102 và số 1102 là:
A. 111100
B. 111000
C. 110100
D. 101101
Câu 7. Cho mệnh đề p là “Hoàng khéo tay”, q là “Hoàng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”?
A. Hoàng khéo tay nhưng không chăm chỉ
B. Hoàng khéo tay và chăm chỉ
C. Hoàng khéo tay hoặc chăm chỉ
D. Hoàng không khéo tay nhưng chăm chỉ
Câu 8. Điều nào sai khi nói về ảnh định dạng “.PNG”?
A. Tuy kích thước giảm đáng kể so với ảnh bitmap nhưng chất lượng ảnh đủ tốt.
B. Kích thước tệp nhỏ, giảm được chi phí lưu trữ.
C. Kích thước tệp nhỏ nên khi dùng với web tải về nhanh hơn.
D. Công nghệ web không dùng được với các định dạng ảnh khác với “.PNG”.
Câu 9. Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là gì?
A. Tốc độ bit.
B. Quãng đường bit.
C. Chiều dài bit.
D. Tín hiệu số.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu.
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ.
C. Các máy tính trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng.
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi.
Câu 11. Trong điện toán đám mây, thuật ngữ Nền tảng như là dịch vụ được viết tắt là gì?
A. IaaS
B. NaaS
C. PaaS
D. CaaS
Câu 12. Đâu không phải là sản phẩm của Internet vạn vật?
A. Chăn nuôi thông minh
B. Nhà thông minh
C. Thành phố thông minh
D. Nhà cao tầng
Câu 13. Phát biểu nào đúng?
A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
B. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí dữ liệu tự động.
C. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
D. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.
Câu 14. Bạn A khi mở máy tính tại 1 quan nét có phát hiện 1 tài khoản facebook chưa đăng thoát. Bạn A vào sử dụng tài toàn đó, cụ thể nhắn tin vay tiền 1 vài người bạn trong nhóm.
Hành vi bạn A có vi phạm sử dụng thông tin trên mạng không?
A. Bạn A không vi phạm.
B. Bạn A vi phạm.
C. Chủ quán nét vi phạm.
D. Không ai phải chịu trách nhiệm.
Câu 15. Phần mềm độc hại là phần mềm như thế nào?
A. Viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.
B. Phần mềm ứng dụng được chia sẻ trên mạng.
C. Phần mềm hệ thống chia sẻ trên mạng.
D. Các trò trơi điện tử trên mạng.
Câu 16. Loại file nào được nêu sau đây có thể phát tán được virus?
A. .exe
B. .com
C. .doc
D. Tất cả các file trên
Câu 17. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế phát tán của worm?
A. Tận dụng lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành.
B. Lừa người sử dụng tải phần mềm.
C. Gắn mình vào một tệp khác để khi tập đó được sử dụng thì phát tán.
D. Chủ động phát tán qua thư điện tử và tin nhắn, lợi dụng sự bất cẩn của người dùng.
Câu 18. Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?
A. Người lập trình.
B. Người đầu tư.
C. Người mua quyền sử dụng.
D. Người mua quyền tài sản.
Câu 19. Có một truyện ngắn, tác giả để trên website để mọi người có thể đọc. Cho một số hành vi sau:
(1) Tải về máy của mình để đọc.
(2) Tải về và đăng lại trên trang Facebook của mình cho bạn bè cùng đọc.
(3) Ghi ra đĩa CD tặng cho các bạn.
(4) Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người tìm đọc.
Những hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền?
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Câu 20. Hành vi nào là hành vi xấu khi giao tiếp trên mạng?
A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.
B. Gửi thư rác, tin rác.
C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 21. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?
A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.
B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.
D. Phát tán video độc hại lên mạng.
Câu 22. Ngôn ngữ lập trình là gì?
A. Là ngôn ngữ máy tính.
B. Là ngôn ngữ biểu diễn thuật toán dưới dạng dễ hiểu.
C. Là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
D. Là ngôn ngữ dùng để thực hiện các giao tiếp giữa người và máy tính.
Câu 23. Trong phép toán số học với số nguyên, phép toán lấy phần dư trong Python là gì?
A. %
B. mod
C. //
D. div
Câu 24. Sau các lệnh dưới đây, các biến a và b nhận giá trị bao nhiêu?
>>>a, b=2, “OK”
>>>a, b=3*a, a*b
A. 6 và OKOK
B. 6 và OK
C. 3 và OKOK
D. 2 và OKOK
Câu 25. Kết quả của dòng lệnh sau
>>>x=6.7
>>>type(x)
A. int.
B. float.
C. string.
D. double.
Câu 26. Câu lệnh nào dùng để đưa dữ liệu từ bàn phím vào?
A. print().
B. input().
C. nhap().
D. enter().
Câu 27. Biểu thức lôgic nào sau đây thể hiện số a thuộc nửa khoảng (5, 7]
A. 5 < a <= 7
B. 5<= a <=7
C. 5 < a < 7
D. 5 <= a < 7
Câu 28. Trong câu lệnh lặp:
j = 0
for j in range(10):
print("A")
Khi kết thúc câu lệnh trên lệnh có bao nhiêu chữ “A” xuất hiện?
A. 10 lần.
B. 1 lần.
C. 5 lần.
D. Không thực hiện.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá có vi phạm bản quyền hay không?
b) Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?
Câu 2: (1,5 điểm)
Em hãy viết chương trình để tính số tiền bạn Hoa phải trả khi mua thiệp mừng năm mới. Yêu cầu giá tiền 1 thiệp và số thiệp bạn Hoa mua là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………
|
%
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: TIN HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Mỗi câu trắc nghiệm đúng: 0,25 điểm
1. D | 2. B | 3. A | 4. B | 5. A | 6. A | 7. A | 8. D |
9. A | 10. B | 11. C | 12. A | 13. B | 14. B | 15. A | 16. D |
17. C | 18. C | 19. B | 20. D | 21. A | 22. C | 23. A | 24. A |
25. B | 26. B | 27. A | 28. A |
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1:
a) Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá cũng là vi phạm bản quyền dù không trực tiếp phá khoá.
b) Cũng giống như nhiều người có thể sử dụng một phần mềm cài trên một máy tính dùng chung, thì nhiều người cũng có thể sử dụng một tài khoản chung duy nhất để học trực tuyến mà không vi phạm bản quyền.
Câu 2:
Chương trình có thể được viết như sau:
#Tính tiền mua hàng
dongia = int(input("Giá tiền 1 thiệp: "))
soluong = int(input("Số thiệp bạn Hoa mua: "))
print("Số tiền bạn Hoa cần thanh toán là: ", dongia*soluong, "đồng")
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Tin học 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Tin học 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Tin học 10
Bình luận