Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10 CTST: Đề tham khảo số 8

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10 CTST: Đề tham khảo số 8 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện


 

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Không có gì tự đến đâu Con..

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương,

 

Không có gì tự đến dẫu bình thường.

Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

 

Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.

Có roi vọt khi con hư và có lỗi

Thương yêu Con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

 

Đường Con đi dài rộng biết bao nhiêu..

Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,

Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có Con mới nâng nổi chính mình..

Nhớ nghe con!

(Không có gì tự đến đâu Con – Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Câu 2 (1 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?

Câu 4 (2 điểm): Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của nghị lực trong cuộc sống.

 

PHẦN 2: VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm). Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)


 

BÀI LÀM

 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

%

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

 

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU ( 5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Sử dụng biện pháp tu từ:

- So sánh: Như con chim..

=>Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần mẫn, tỉ mỉ, kiên trì của con chim trong việc chọn hạt; từ đó cha mẹ muốn khuyên con trong cuộc sống, con người cũng phải có sự kiên trì, tỉ mỉ, cần mẫn như vậy mới có được thành quả. Phép tu từ so sánh còn giúp cho câu thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm.

- Nhân hóa: Năm tháng – bao dung, khắc nghiệt

=>Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của thời gian, thời gian khắc nghiệt, trôi qua rất nhanh, nhưng chính thời gian cũng tạo nên giá trị, những điều kì diệu của cuộc sống. Phép nhân hóa khiến câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, truyền cảm.

1.0  điểm

Câu 2

  • Ba dòng thơ trên trước hết cho ta hiểu: Muốn có được trái ngọt, hoa thơm, mùa màng bội thu phải trải qua quá trình tích lũy, trải qua những khắc nghiệt của cuộc đời, trải qua những tháng ngày vất vả, cực nhọc chăm sóc, vun trồng.. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh: Sự cần mẫn kiên trì, quyết tâm vượt gian khổ sẽ mang đến những thành quả tốt đẹp.

1.0  điểm

Câu 3

- Lời khuyên của cha mẹ: Cha mẹ khuyên con hãy rèn luyện đức tính kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực.. trong hành trình trưởng thành của mình. Những đức tính đó sẽ mang đến cho con thành quả và cuộc sống tốt đẹp. Chính con sẽ là người tạo nên thành quả chứ thành quả không tự đến với con.

- Đó là lời khuyên, lời nhắn nhủ chân thành, đúng đắn, định hướng cho con nhứng phẩm chất làm người đẹp đẽ; qua đó, cho ta thấy được tình yêu thương, sư quan tâm của cha mẹ đối với con cái.

0.5 điểm

Câu 4

HS trình bày mối quan hệ giữa nghị lực và cuộc sống 

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

+ Đảm bảo nội dung 

HS có thể triển khai theo gợi ý sau:

+ Nghị lực là gì? Nghị lực có vai trò gì?

+ Liên hệ thực tế.

2.0 điểm

 

PHẦN 2: VIẾT ( 5 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  1. Đảm bảo  cấu trúc bài nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

Dựa vào đoạn trích để làm rõ ý kiến trên. 

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.   Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

  • Giải quyết vấn đề

+ Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

+ Hình thức: từ đối thoại sang độc thoại

+ Nghệ thuật đối lập quá khứ với hiện tại, sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán….

=>Kết luận vấn đề: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác