Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10 CTST: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích :
DẶN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường họ đến.
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏ,i
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay.
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dăn con, Nhà thơ và hoa cỏ. NXB Văn học, 1993)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì ?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ 6 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ 8 chữ
Câu 3. Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?
A. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là người hành khất. Cùng với đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận...khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.
B. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là các cụ già. Cùng với đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận...khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.
C. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là các em nhỏ.
D. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia giữa những người bạn.
Câu 4. Đâu là biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Phép điệp
B. Phép đối
C. Phép nhân hóa
D. Phép so sánh
Câu 5. Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ “hành khất”?
A. Mồ côi
B. Ăn xin
C. Phú hộ
D. Nông dân
Câu 6. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất về lí do tác giả dùng từ “hành khất” thay vì dùng các từ đồng nghĩa khác?
A. “Hành khất” là từ Hán Việt mang sắc thái trung tính, phù hợp với cảm xúc của nhân vật tữ tình trong lời dặn con.
B. “Hành khất” là từ thuần Việt thể hiện cái nhìn vị tha, bác ái hơn đối với những người có cuộc đời kém may mắn trong cuộc sống.
C. “Hành khất” là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt, cùng sự phối hợp nhịp nhàng của thanh điệu do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật tữ tình trong lời dặn con.
D. “Hành khất” là từ thuần Việt, mang sắc thái trang trọng, phù hợp với cảm xúc của nhân vật tữ tình trong lời dặn con.
Câu 10. Việc lặp lại “Con không...Cong không...” ở khổ 1 và khổ 2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi căn dặn con?
A. Thái độ nghiêm khắc, có ý nghĩa như mệnh lệnh, muốn người con tuyệt đối không được làm trái với những điều mình căn dặn
B. Thái độ thiếu tôn trọng đối với người hành khất.
C. Thương hại cho số phận kém may mắn của người hành khất.
D. Thái độ đầy sự nghiêm khắc, mà ẩn trong lời răn dạy lại mang tính thương lượng, tôn trọng lòng tự trọng của đứa con khi ở tình thế chủ động nhưng cũng đầy bất trắc.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Vì sao người cha lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”?
Câu 9. Vì sao nói đoạn trích khơi dây lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt của người cha không chỉ với con mình mà còn đối với những đứa trẻ khác? Trả lời trong khoảng 5 - 10 dòng.
Câu 10. Anh / chị có suy nghĩ gì về bài học mà người cha nói với con qua đoạn trích? Trả lời trong khoảng 5 - 10 dòng.
PHẦN II. VIẾT (4,0 ĐIỂM)
Từ đoạn trích trên, anh / chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại).
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………
|
%
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | D | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | A | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | B | 0.5 | |
6 | C | 0.5 | |
10 | D | 0.5 | |
8 | Người cha lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”, Vì: Ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, chỉ vì sa cơ lỡ vận nên đành phải lưu lạc kiếm sống, nếu hỏi quê hương họ thì sẽ đồng nhĩa với việc ta vô tình đâm sâu hơn vào nỗi đau của họ. | 0.5 | |
9 | Câu 9. HS nêu suy nghĩ của cá nhân, viết đúng dung lượng. Cần thấy được ngay từ đầu đoạn trích người cha đã lý giải cho con hiểu rằng không ai muốn mình trở thành người hành khất cả, chẳng may do sa cơ lỡ vận cho nên cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” đã thể hiện sự tôn trọng của người cha đối với những người bị “trời đày”, cũng là thể hiện sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của họ. Từ đó cha muốn con nhận ra nên có thái độ, cách hành xử đúng với những người kém may mắn hơn mình. Hơn nữa, gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm, sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn xoay vần. Vì thế con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia với họ để biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh giống họ bây giờ, và cũng được mọi người tôn trọng, giúp đỡ như con đã làm. | 1,0 | |
10 | Câu 10. HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, có lí giải hợp lí, viết đúng dung lượng. | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại). | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: I. Mở bài · Giới thiệu về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. II. Thân bài 1. Giải thích · “Cho”: ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì. · “Nhận”: lấy về cái được cho, được ban tặng. => “Cho” và “nhận” là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. => “Cho” và “nhận” có mối quan hệ mật thiết với nhau. 2. Biểu hiện · Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. · Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình. · “Cho” và “nhận” là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người. · Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân. · Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng. 3. Ý nghĩa của cho và nhận · “Cho” và “nhận” gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn. · Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn. · Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến. 4. Bài học · Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi. · Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi. III. Kết bài · Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
T
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10
Bình luận