Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CTST: Đề tham khảo số 9

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CTST: Đề tham khảo số 9 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây đúng khi đề cập đến chức năng của Chính phủ?

A. Chính phủ xây dựng và đề xuất các chiến lược, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

B. Chính phủ tổ chức xây dựng và thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết.

C. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.

D. Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, quyết định theo đa số.

Câu 2. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ cấu của Toà án nhân dân?

A. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

B. Học viện Toà án.

C. Học viện Tư pháp.

D. Các Toà án chuyên trách.

Câu 3. Chọn nhận định đúng.

A. Hội đồng nhân dân chỉ họp thường lệ hai kì mỗi năm.

B. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng cách lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.

D. Hội đồng nhân dân luôn luôn họp công khai.

Câu 4. Các cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?

A. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

B. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

C. Sở Nội vụ.

D. Ủy ban Dân tộc.

Câu 5. Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Mọi người đầu bình đẳng trước pháp luật”. Nội dung đó đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chật chẽ về hình thức.

B. Tính quy phạm phố biến.

C. Tính bắt buộc chung.

D. Tính nhân văn, cao cả.

Câu 6. Bạn A thắc mắc vì sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật đế giải thích cho bạn A?

A. Tính quyền lực.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phố biến.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 7. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

A. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

B. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

C. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và dược Nhà nước bảo đảm thực hiện.

D. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu 8. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Kiểm sát nhà nước.

D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 9. Nhận định nào dưới đây là không đúng?

A. Chế định pháp luật không phải là một yếu tố trong hệ thống pháp luật về mặt cấu trúc.

B. Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.

C. Hệ thống pháp luật chính là tập hợp có tính hệ thống của tất cá các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.

D. Căn cứ phân định các ngành luật chỉ có tính tương dối.

Câu 10. Anh A xây dựng nhà và đưa vào sử dụng năm 2010 (giấy phép của Ủy ban nhân dân huyện X cấp) trên phần đất vi phạm lộ giới. Đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân phường T đã kiểm tra và ra quyết định cưỡng chế công trình của anh A.

Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?

A. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T không là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T không thẩm quyền để ra văn bản buộc quyết định cưỡng chế công trình của anh A.

B. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T là chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

C. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T là bộ phận chính, giữ vai trò chủ đạo, với tư cách là một sinh vật có ý thức và ý chí.

D. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T có là văn bản quy phạm pháp luật vì phường T có thẩm quyền để ra văn bản buộc quyết định cưỡng chế công trình của anh A.

Câu 11. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 12. Công an thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân là thực hiện hình thức pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La Mã cổ đại.

B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.

C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.

D. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 14. Mọi người có quyền hiến một bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?

A. Quyền giáo dục.

B. Quyền con người.

C. Quyền kinh tế.

D. Quyền đi học.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không đề cập trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?

A. Hợp đồng.

B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Chính phủ.

D. Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, thủ đô.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây nằm trong chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Chính thể.

B. Chủ quyền lãnh thổ.

C. Tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quyền lực nhà nước?

A. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp.

C. Quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp.

D. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 18. Nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong trường hợp sau đây?

Cán bộ xã A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản.

A. Hành vi của cán bộ xã A là sai, chưa góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.

B. Hành vi của cán bộ xã A là đúng, đã góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.

C. Hành vi của cán bộ xã A là đúng, đã góp phần khích lệ tới nhân dân.

D. Hành vi của cán bộ xã A là chính xác, đã góp phần tuyên truyền, quan tâm tới nhân dân.

Câu 19. N phát hiện hàng xóm của mình là ông F (quốc tịch Thuy Sĩ, đang sinh sống tại quận X, thành phố Y) có hành vi buôn bán hàng xách tay, nhập lậu không qua hải quan. N kể việc đó cho anh mình là H và có ý định báo công an về việc này. Tuy nhiên, anh H ngăn cản với lí do ông F là người nước ngoài và luật Việt Nam không được áp dụng với ông. 

Theo em, ý kiến của anh H có đúng không? Vì sao?

A. Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài. 

B. Ý kiến của anh H là hoàn toàn đúng. Ông F là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cho nên không phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài. 

C. Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên bắt buộc phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài. 

D. Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Câu 20. Chị D là y tá của Trung tâm y tế huyện. Ở cơ quan, chị là người chăm chỉ làm việc, tinh thần trách nhiệm với công việc được nhiều người quy mến. Ở địa phương, chị luôn quan tâm, giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương, chị được cơ quan giới thiệu ra ứng cử. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chị D là người phụ nữ nên không thể ứng cử đại biểu được. 

Ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

A. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam dưới 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu.

B. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu.

C. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có nghĩa vụ ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu.

D. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam dưới 18 tuổi đều có nghĩa vụ ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền bầu cử đại biểu.

Câu 21. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, giáo dục bắt buộc là bậc

A. Đại học.

B. Trung học cơ sở.

C. Tiểu học.

D. Trung học phổ thông.

Câu 22. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, hai quốc sách hàng đầu của Việt Nam lần lượt là

A. Phát triển giáo dục và phát triển khoa học và công nghệ.

B. Bảo vệ môi trường và phát triển khoa học và công nghệ.

C. Phát triển giáo dục và phát triển văn hoá, văn nghệ.

D. Phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển khoa học và công nghệ.

Câu 23. Những việc học sinh không nên làm để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam là gì?

A. Trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Chia sẻ những thông tin sai lệch về Đảng, Nhà nước Việt Nam.

C. Không tham gia bầu cử, ứng cử khi đến tuổi.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 24. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Chính phủ thực hiện chức năng tư pháp.

B. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

C. Hội đồng nhân dân do cử tri cả nước bầu ra.

D. Uỷ ban nhân dân có chức năng giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

 

PHẦNII. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a. (1,0 điểm) Trình bày các thông tin về các cơ quan quyền lực nhà nước.

b. (1,0 điểm) Nhận xét về hành vi của các nhân vật trong các tình huống sau:

(1) Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lí, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.

(2) Bà N đề nghị mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.

Câu 2 (2,0 điểm):Xử lí tình huống sau.

Thôn của B sắp tổ chức một cuộc họp để bàn bạc phương án xây dựng sân vui chơi cho trẻ em. B có nhiều ý tưởng hay và rất muốn tham gia cuộc họp để bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ngại vì cho rằng mọi người sẽ không muốn lắng nghe ý kiến của một người nhỏ tuổi.

Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em hãy đưa ra lời khuyên để B có những ứng xử phù hợp và đúng pháp luật.

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)

1 - A

2 - C

3 - C

4 - A

5 - B

6 - B

7 - A

8 - A

9 - A

10 - D

11 - B

12 - C

13 - D

14 - B

15 - A

16 - D

17 - A

18 - B

19 - A

20 - D

21 - C

22 - D

23 - D

24 - B

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Cơ quan quyền lực nhà nước:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

- Hội đồng nhân dân các cấp: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

b. Nhận xét

(1) Hành vi của B là đúng. Việc làm của B giúp người dân hiểu rõ và chính xác quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ.

(2) Hành vi của bà N là sai, đáng phê phán. Không ai có quyền được bỏ phiếu bầu cử thay người khác, trừ một số trường hợp theo luật định.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Theo Điều 25 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

- Vì vậy, B dù nhỏ tuổi vẫn có quyền nêu ý kiến đánh giá của mình. B có thể đứng từ góc độ của một người nhỏ tuổi nêu vấn đề khi xây dựng sân chơi cho trẻ em, vì nhỏ tuổi, gần lứa tuổi trẻ em nên dễ dàng hiểu tâm lí và nhu cầu của trẻ em. Mọi người tham gia bàn bạc đều lấy mục tiêu là xây dựng khu vui chơi cho trẻ em, khi đó họ sẽ tiếp nhận ý kiến của B.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi KTPL 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CTST:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác