Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?

A. 1/1/2015.

B. 28/11/2013.

C. 1/11/2014.

D. 1/1/2014.

Câu 2. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về:

A. Nhân dân.

B. Liên minh công - nông.

C. Đảng cộng sản.

D. Giai cấp thống trị.

Câu 3. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 18 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền gì?

A. Hưởng thụ và tiếp cận.

B. Quản lý và giám sát.

C. Truyền bá và loại bỏ.

D. Tái tạo và tiếp nhận.

Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?

A. Chính phủ.

B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Các cơ quan chức năng.

D. Nhà nước và mọi công dân.

Câu 6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm gì?

A. Khắc phục, bồi thường thiệt hại.

B. Thu hồi và bị cấm sản xuất.

C. Thực hiện hành vi tương tự.

D. Giải quyết cá nhân liên quan.

Câu 7. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Đảng cộng sản.

D. Chủ tịch nước.

Câu 8. Việc Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Lập pháp và tư pháp.

B. Lập hiến và lập pháp.

C. Hành pháp và lập hiến.

D. Hành pháp và giám sát.

Câu 9. Việc Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia đã thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.

C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

D. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

A. 1/3 tổng số đại biểu.

B. 2/3 tổng số đại biểu.

C. 1/2 tổng số đại biểu.

D. 3/3 tổng số đại biểu.

Câu 11. Theo Hiến pháp 2013, luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có:

A. Quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

B. Một nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

C. Tổng số tất cả đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

D. Phiếu của Chủ tịch Quốc hội biểu quyết tán thành.

Câu 12. Sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân thể hiện nguyên tắc hoạt động nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tập trung dân chủ.

B. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

D. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 13. Tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về:

A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Tư cách pháp nhân.

C. Năng lực dân sự.

D. Chế độ xã hội.

Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền.

Câu 15. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền.

Câu 16. Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà nước là biểu hiện của nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quyền lực nhà nước là thống nhất.

C. Tập trung dân chủ.

D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội tổ chức họp như thế nào?

A. Công khai, họp kín (khi cần thiết).

B. Bí mật, họp kín (khi cần thiết).

C. Bắt buộc phải công khai.

D. Công khai, bất kì lúc nào.

Câu 18. Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là:

A. Chủ tịch nước.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Phó Chủ tịch nước.

Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của:

A. Quốc hội.

B. Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội.

D. Chủ tịch nước.

Câu 20. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp là hoạt động gì?

A. Kiểm sát hoạt động tư pháp.

B. Thực hành quyền công tố.

C. Xử lý trách nhiệm dân sự.

D. Chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 21. Viện kiểm sát nhân dân không có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.

B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

C. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

D. Kiểm sát hoạt động hành pháp.

Câu 22. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Toà án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Cơ quan điều tra.

Câu 23. Phương án nào dưới đây là chức năng của Ủy ban nhân dân?

A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 24. Hoạt động của Hội đồng nhân dân do:

A. Luật định.

B. Yêu cầu của Quốc hội.

C. Chỉ thị của Chính phủ.

D. Nhà nước quy định.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

1 - D

2 - A

3 - C

4 - A

5 - D

6 - A

7 - A

8 - B

9 - C

10 - B

11 - A

12 - B

13 - A

14 - B

15 - C

16 - C

17 - A

18 - A

19 - D

20 - A

21 - D

22 - A

23 - B

24 - A

 

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,

+ Viện kiểm sát quân sự.

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi KTPL 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CTST:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác