Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 7

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 7 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

 

STT

TÊN BÀI

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

 

1

 

1

   

2

Địa lí một số ngành công nghiệp

2

       

3

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

2

  

1

    

4

Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

1

 

1

     

5

Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

1

 

1

 

1

   

6

Địa lí ngành giao thông vận tải

2

       

7

Địa lí ngành bưu chính viễn thông

1

   

1

   

8

Địa lí ngành du lịch

1

 

1

     

9

Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

1

 

1

  

1

  

10

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

 

1

     

11

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

1

 

1

     

TỔNG

14

 

7

1

3

1

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở đâu?

A. Thị trường tiêu thụ.

B. Vùng duyên hải.

C. Nông thôn.

D. Gần nguồn nguyên liệu.

Câu 2. Việc phát triển công nghiệp không gây ra tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Cạn kiệt tài nguyên.

B. Gia tăng lượng chất thải.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Suy giảm tài nguyên biển.

Câu 3. Các ngành công nghiệp khai khoáng thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?

A. Nguồn khoáng sản.

B. Dân cư và lao động.

C. Nguồn nước, đất đai.

D. Đầu mối giao thông.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?

A. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất là ở các nước đang phát triển.

B. Sản lượng điện chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và nước đang phát triển.

C. Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, tuabin khí.

D. Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo trình độ phát triển và văn minh.

Câu 5. Nguồn năng lượng sạch gồm có những năng lượng nào?

A. Năng lượng mặt trời, sức gió, than đá.

B. Năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt.

C. Năng lượng mặt trời, sức gió, dầu khí.

D. Năng lượng mặt trời, sức gió, củi gỗ.

Câu 6. Đà Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp.

Câu 7. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có những thành phần nào?

A. Các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

B. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

C. Các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

D. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Câu 8. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện than đá.

B. Nhiệt điện.

C. Điện thủy triều.

D. Điện hạt nhân.

Câu 9. Các quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là những quốc gia nào?

A. Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu.

B. Hoa Kì, Triều Tiên, các nước châu Á.

C. Hoa Kì, Bra-xin, các nước châu Âu.

D. Hoa Kì, Hàn Quốc, các nước châu Phi.

Câu 10. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Thông tin liên lạc.

B. Hành chính công.

C. Hoạt động bán buôn.

D. Hoạt động đoàn thể.

Câu 11. Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ không phải bởi lí do nào sau đây?

A. Thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương.

B. Có sức thu hút lớn đối với dân cư vùng nông thôn và miền núi.

C. Thường là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh.

D. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn, nhiều lao động trình độ cao.

Câu 12. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến khía cạnh nào của ngành dịch vụ?

A. Hình thức tổ chức và mạng lưới ngành dịch vụ.

B. Sự ra đời của ngành dịch vụ.

C. Chất lượng lao động ngành dịch vụ.

D. Cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 13. Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?

A. Hoa Kì.

B. Ả-rập Xê-út.

C. Nhật Bản.

D. Liên bang Nga.

Câu 14. Luồng vận tải đường biển lớn nhất thế giới nối liền các đại dương nào sau đây?

A. Hai bờ Thái Bình Dương.

B. Hai bờ Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 15. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông?

A. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

B. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

C. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

D. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

Câu 16. Phát minh nào sau đây cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn?

A. Nhiệt kế.

B. Giấy viết.

C. La bàn.

D. Thuốc nổ.

Câu 17. Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là quốc gia nào?

A. Nhật Bản.

B. Đức.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kì.

Câu 18. Đâu là di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta hiện nay?

A. Phố cổ Hội An.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Vịnh Hạ Long.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 19. Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?

A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.

B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.

C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.

D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.

Câu 20. Thành tựu khoa học - công nghệ nào sau đây không được ứng dụng trong ngành tài chính - ngân hàng?

A. Tư vấn tự động.

B. Năng lượng nhiệt hạch.

C. Trí tuệ nhân tạo.

D. Công nghệ chuỗi khối.

Câu 21. Tài nguyên sinh vật bao gồm các nhóm là gì?

A. Thực vật, vi sinh vật, động vật, quần thể sinh vật.

B. Động vật, vi sinh vật, quần xã sinh vật, cơ thể sống.

C. Động vật, thực vật, vi sinh vật, sinh thái cảnh quan.

D. Động vật, thực vật, vi khuẩn, sinh thái cảnh quan.

Câu 22. Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản là gì?

A. Khai thác một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả.

B. Ngừng khai thác, hạn chế sử dụng nhiều nhất và sản xuất vật liệu thay thế hiệu quả.

C. Sử dụng tiết kiệm, phân loại tài nguyên, ngừng khai thác những tài nguyên cạn kiệt.

D. Sản xuất các vật liệu thay thế, sử dụng một số loại nhất định và chỉ được khai thác ít.

Câu 23. Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện nào?

A. Bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.

B. Bền vững môi trường, xã hội, dân cư.

C. Bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.

D. Bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.

Câu 24. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do nguyên nhân nào?

A. Thiên tai cực đoan.

B. Ô nhiễm nước biển.

C. Hiệu ứng nhà kính.

D. Mưa acid, băng tan.

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

Câu 2 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau:

TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CHÂU LỤC NĂM 2019 

(chỉ tính các nước WTO)

(Đơn vị: tỉ USD)

Châu lục

Trị giá xuất khẩu

Trị giá nhập khẩu

Châu Âu

7541,1

7316,7

Châu Mỹ

3148,0

4114,6

Châu Á

6252,3

6053,5

Châu Phi

462,2

569,1

Châu Đại Dương

(Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len)

311,1

263,8

Tổng

17714,7

18317,7

 

a. (1,5 điểm) Vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu hàng hóa của các châu lục so với tổng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu hàng hóa của WTO năm 2019.

b. (1,0 điểm) Nhận xét về cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục trên thế giới. 

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

1 - A

2 - D

3 - D

4 - A

5 - B

6 - C

7 - B

8 - C

9 - A

10 - C

11 - B

12 - A

13 - A

14 - C

15 - D

16 - B

17 - D

18 - C

19 - D

20 - B

21 - C

22 - A

23 - C

24 - B

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm):

- Vai trò của điểm công nghiệp:

+ Góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

+ Tạo việc làm, đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

- Vai trò của khu công nghiệp:

+ Là hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa.

+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của nền kinh tế.

+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài.

+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Vai trò của trung tâm công nghiệp:

+ Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.

+ Là hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan tỏa rộng.

+ Là nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.

Câu 2 (2,5 điểm): 

a. 

- Tính tỉ trọng:

BẢNG TỈ TRỌNG TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CHÂU LỤC

TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019

(Đơn vị: %)

Châu lục

Trị giá xuất khẩu

Trị giá nhập khẩu

Châu Âu

42,6

39,9

Châu Mỹ

17,8

22,5

Châu Á

35,3

33,0

Châu Phi

2,6

3,1

Châu Đại Dương

(Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len)

1,7

1,5

Tổng

100

100

 

- Vẽ sơ đồ:

Tech12h

BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU, TRỊ GIÁ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019.

b. Nhận xét

- Tỉ trọng xuất nhập khẩu theo khu vực và châu lục trên thế giới khác nhau.

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu: Châu Âu lớn nhất (42,6%), tiếp đến là châu Á (35,3%), châu Mỹ (17,8%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương (1,7%).

- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu: Châu Âu lớn nhất (39,9%), tiếp đến là châu Á (33,0%), châu Mỹ (22,5%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương (1,5%).

à Châu Âu và châu Á có tỉ trọng xuất, nhập khẩu lớn nhất, châu Đại Dương nhỏ nhất.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác