Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

 

STT

TÊN BÀI

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

 

1

     

2

Địa lí một số ngành công nghiệp

2

   

1

   

3

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

2

       

4

Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

1

 

1

  

1

  

5

Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

1

 

1

 

1

   

6

Địa lí ngành giao thông vận tải

2

       

7

Địa lí ngành bưu chính viễn thông

1

 

1

     

8

Địa lí ngành du lịch

1

 

1

     

9

Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

1

 

1

     

10

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

 

1

1

    

11

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

1

 

1

     

TỔNG

14

 

8

1

2

1

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Các ngành công nghiệp nào sau đây phải gắn với đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề?

A. Dệt - may, kĩ thuật điện, hóa dầu, luyện kim màu.

B. Kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác.

C. Da - giày, điện tử - tin học, vật liệu xây dựng.

D. Thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí chính xác.

Câu 2. Tài nguyên biển không  ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công nghiệp nào?

A. Đóng và sửa chữa tàu.

B. Hóa chất.

C. Khai thác dầu khí.

D. Lọc dầu.

Câu 3. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Giao thông.

C. Thương mại.

D. Du lịch.

Câu 4. Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất?

A. Công nghiệp điện tử - tin học.

B. Công nghiệp thực phẩm.

C. Công nghiệp năng lượng.

D. Công nghiệp luyện kim.

Câu 5. Hiện nay, con người tập trung phát triển nguồn năng lượng sạch không phải vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Mưa axit xảy ra ở rất nhiều nơi.

B. Chi phí sản xuất không quá cao.

C. Than đá, dầu khí đang cạn kiệt.

D. Xảy ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 6. Các hình thức tổ chức công nghiệp hình thành nhằm mục đích gì?

A. Hạn chế các tác hại của hoạt động sản xuất công nghiệp.

B. Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.

C. Phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.

D. Tiết kiệm diện tích sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư.

Câu 7. Điểm công nghiệp có vai trò gì?

A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương.

B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

C. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.

D. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Câu 8. Phần lớn sản phẩm và chất thải của ngành công nghiệp là gì?

A. Những vật liệu tái chế được.

B. Những vật liệu tái sử dụng.

C. Những vật liệu dễ phân huỷ.

D. Những vật liệu khó phân huỷ.

Câu 9. Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

B. Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

C. Góp phần vào phát thải nhiều loại khí nhà kính.

D. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch.

Câu 10. Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?

A. Truyền thống văn hóa.

B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Phân bố dân cư.

D. Quy mô dân số, lao động.

Câu 11. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng như thế nào trong cơ cấu GDP?

A. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.

B. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.

C. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

D. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

Câu 12. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở khu vực Đông Á là ở đâu?

A. Bắc Kinh.

B. Thượng Hải.

C. Xơ-un.

D. Tô-ky-ô.

Câu 13. Những nơi nào sau đây có mật độ mạng lưới đường sắt cao?

A. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Bắc Hoa Kì và Trung Phi.

C. Trung Phi và Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á và châu Âu.

Câu 14. Ngành vận tải đường hàng không có ưu điểm gì? 

A. Trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

B. Tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

C. Rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

D. Vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

Câu 15. Ngành bưu chính viễn thông không có đặc điểm nào sau đây?

A. Phát triển trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển khoa học - công nghệ.

B. Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

C. Chất lượng được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi cao, sự an toàn.

D. Viễn thông sử dụng phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa.

Câu 16. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi trong ngành nào dưới đây?

A. Hàng hải và hàng không.

B. Hàng không và đường bộ.

C. Đường bộ và đường sắt.

D. Đường thủy và hàng hải.

Câu 17. Ngày du lịch thế giới là ngày nào?

A. 27/7.

B. 27/8.

C. 27/9.

D. 27/6.

Câu 18. Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.

B. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

C. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.

D. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.

Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?

A. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

C. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

D. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?

A. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

D. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

Câu 21. Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản?

A. Theo công dụng kinh tế.

B. Theo thuộc tính tự nhiên.

C. Theo khả năng hao kiệt.

D. Theo nhiệt lượng sinh ra.

Câu 22. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của môi trường nhân tạo?

A. Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người.

B. Phát triển theo quy luật tự nhiên, bị tác động của con người.

C. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.

D. Có mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của con người.

Câu 23. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Giàu có về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

D. Nạn đói, sức ép dân số, gánh nặng nợ nước ngoài.

Câu 24. Nguyên nhân nào sau đây làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển?

A. Đốn rừng trên quy mô lớn.

B. Xuất khẩu các khoáng sản.

C. Nông nghiệp quảng canh.

D. Phát rừng trồng đồng cỏ.

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của môi trường.

Câu 2 (2,5 điểm). 

a. (1,5 điểm) Phân tích và lấy ví dụ minh họa về tác động của ngành công nghiệp đến môi trường.

b. (1,0 điểm) Vì sao cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

1 - B

2 - B

3 - A

4 - A

5 - B

6 - B

7 - A

8 - D

9 - B

10 - D

11 - A

12 - D

13 - A

14 - A

15 - C

16 - A

17 - C

18 - D

19 - B

20 - D

21 - B

22 - A

23 - A

24 - C

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm): Môi trường

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

  • Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như nước, đất, không khí, sinh vật,…

  • Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

  • Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị,…

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Vai trò:

+ Môi trường là không gian sống của con người. Các thành phần của môi trường như bức xạ mặt trời, đất, nước, không khí,… đều là những yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người.

+ Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người như đất, nước, khoáng sản, gỗ,…

+ Môi trường là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của chúng ta mỗi ngày đều phát sinh chất thải và tất cả các chất thải này được đưa vào môi trường.

+ Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.

Câu 2 (2,5 điểm):

a. Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

b. Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì:

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác