Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN: ĐỊA LÍ 10
Thời gian: 45 phút
STT | TÊN BÀI | NB | TH | VD | VDC | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1 | Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | 1 | 1 | 1 | |||||
2 | Địa lí một số ngành công nghiệp | 2 | 1 | ||||||
3 | Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | 2 | |||||||
4 | Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai | 1 | 1 | ||||||
5 | Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ | 1 | 1 | 1 | |||||
6 | Địa lí ngành giao thông vận tải | 2 | |||||||
7 | Địa lí ngành bưu chính viễn thông | 1 | 1 | 1 | |||||
8 | Địa lí ngành du lịch | 1 | 1 | ||||||
9 | Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng | 1 | 1 | ||||||
10 | Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 1 | ||||||
11 | Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh | 1 | 1 | ||||||
TỔNG | 14 | 8 | 1 | 2 | 1 |
I. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp là các hình thức nào?
A. Chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.
B. Hợp tác hóa, trang trại, xí nghiệp công nghiệp.
C. Liên hợp hóa, xí nghiệp công nghiệp, trang trại.
D. Trang trại, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.
Câu 2. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc gì?
A. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.
C. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.
D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư.
Câu 3. Dầu khí không phải là:
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Nhiên liệu cho sản xuất.
C. Nguyên liệu cho hoá dầu.
D. Nhiên liệu làm dược phẩm.
Câu 4. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở đâu?
A. Trung Đông.
B. Bắc Mĩ.
C. Mĩ Latinh.
D. Tây Âu.
Câu 5. Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp khai thác dầu khí.
B. Công nghiệp khai thác quặng kim loại.
C. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 6. Các hình thức tổ chức công nghiệp hình thành nhằm mục đích gì?
A. Hạn chế các tác hại của hoạt động sản xuất công nghiệp.
B. Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
C. Phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.
D. Tiết kiệm diện tích sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư.
Câu 7. Điểm công nghiệp có vai trò gì?
A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương.
B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
C. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
D. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Câu 8. Tác động tích cực của hoạt động sản xuất công nghiệp đối với môi trường là gì?
A. Hiện trạng cạn kiệt của một số nguồn tài nguyên trong tự nhiên.
B. Sử dụng công nghệ hiện đại dự báo, khai thác hợp lí tài nguyên.
C. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
D. Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
Câu 9. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?
A. Điện than đá.
B. Điện gió.
C. Điện hạt nhân.
D. Nhiệt điện.
Câu 10. Hoạt động nào sau đây không thuộc dịch vụ kinh doanh?
A. Tài chính, ngân hàng.
B. Vận tải hàng hóa.
C. Bưu chính viễn thông.
D. Hoạt động đoàn thể.
Câu 11. Hoạt động nào sau đây không thuộc dịch vụ tiêu dùng?
A. Y tế, giáo dục.
B. Vận tải hàng hóa.
C. Thể dục, thể thao.
D. Bán buôn, bán lẻ.
Câu 12. Ngành dịch vụ có đặc điểm gì?
A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao.
C. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
D. Sản phẩm ngành dịch vụ thường không mang tính vật chất.
Câu 13. Loại hình vận tải không sử dụng phương tiện giao thông, có cước phí rất rẻ là loại hình nào?
A. Đường ô tô.
B. Đường sắt.
C. Đường ống.
D. Đường biển.
Câu 14. Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là gì?
A. Vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. Tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
C. Rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
D. Trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.
Câu 15. Ngày Bưu chính thế giới là ngày nào?
A. 9-8.
B. 9-10.
C. 9-11.
D. 9-12.
Câu 16. Các dịch vụ viễn thông chủ yếu là dịch vụ nào?
A. Máy tính và internet.
B. Macbook và điện thoại.
C. Máy tính và macbook.
D. Điện thoại và internet.
Câu 17. Thành tựu khoa học - công nghệ nào sau đây không được ứng dụng trong ngành tài chính - ngân hàng?
A. Trí tuệ nhân tạo.
B. Tư vấn tự động.
C. Công nghệ chuỗi khối.
D. Năng lượng nhiệt hạch.
Câu 18. Các thành tựu khoa học - công nghệ nào sau đây được ứng dụng rộng rãi trong ngành tài chính - ngân hàng?
A. Trí tuệ nhân tạo, tư vấn tự động và công nghệ chuỗi khối.
B. Tư vấn tự động, năng lượng nhiệt hạch, kháng thể nhân tạo.
C. Công nghệ chuỗi khối, sửa chữa gen và khôi phục gen cổ.
D. Khôi phục gen, tư vấn tự động và năng lượng nhiệt hạch.
Câu 19. Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?
A. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
B. Ngoại thương phát triển hơn.
C. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.
D. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
Câu 20. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc gì?
A. Vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế.
B. Luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C. Luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
D. Trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
Câu 21. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là môi trường gì?
A. Môi trường tự nhiên.
B. Môi trường nhân tạo.
C. Môi trường xã hội.
D. Môi trường địa lí.
Câu 22. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng như thế nào?
A. Mở rộng.
B. Biến mất.
C. Thu hẹp.
D. Không thay đổi.
Câu 23. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính đến mức nào?
A. Trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014.
B. Trên GDP ít nhất 10% so với năm 2014.
C. Trên GDP ít nhất 20% so với năm 2014.
D. Trên GDP ít nhất 25% so với năm 2014.
Câu 24. Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là gì?
A. Tăng cường dùng năng lượng tái tạo.
B. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
C. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
D. Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp điện lực.
Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày vai trò và đặc điểm của bưu chính viễn thông.
II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
1 - A | 2 - A | 3 - D | 4 - A | 5 - C | 6 - B | 7 - A | 8 - B |
9 - B | 10 - D | 11 - B | 12 - D | 13 - C | 14 - C | 15 - B | 16 - D |
17 - D | 18 - A | 19 - A | 20 - B | 21 - B | 22 - A | 23 - A | 24 - B |
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Ngành công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại, là cơ sở để tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất, là điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,...
+ Công nghiệp điện lực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện. Sản phẩm của công nghiệp điện lực không lưu giữ được.
- Phân bố: Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,...) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này rất lớn.
Câu 2 (2,0 điểm): Bưu chính viễn thông
- Vai trò:
+ Với phát triển kinh tế
Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.
Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.
+Với các lĩnh vực khác
Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hoá.
Tạo thuận lợi cho quản lý hành chính.
Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần trong xã hội.
- Đặc điểm:
+ Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính (vận chuyển thư, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,...) và viễn thông (dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lí thông tin giữa các đối tượng sử dụng).
+ Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,... từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
+ Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),...
+ Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Địa lí 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10
Bình luận