Đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (7) có tên là gì?

 Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (7) có tên là gì?

  • A. Hệ thống phanh.
  • B. Khung vỏ xe.
  • C. Hệ thống truyền lực.
  • D. Động cơ.

Câu 2. Hệ thống phanh trên ô tô không có bộ phận nào sau đây?

  • A. Ống dẫn dầu.
  • B. Xi lanh công tác.
  • C. Bàn đạp.
  • D. Bán trục.

Câu 3. Bộ phận số (5) trong hộp số hai trục gắn liền với bộ truyền lực chính và bộ vi sai có tên là gì?

 Bộ phận số (5) trong hộp số hai trục gắn liền với bộ truyền lực chính và bộ vi sai có tên là gì?

  • A. Bánh răng bị động truyền lực chính.
  • B. Bộ vi sai.
  • C. Trục thứ cấp.
  • D. Vỏ li hợp.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (5) có tên là gì?

 Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (5) có tên là gì?

  • A. Li hợp.
  • B. Trục các đăng.
  • C. Hộp số.
  • D. Bán trục.

Câu 5. "Khi xe đi vào đường vòng, các bánh răng hành tinh có thể tự quay quanh mình nó nên các bánh răng nối đến các bánh xe chủ động qua các bán trục có thể quay với vận tốc khác nhau trong khi vẫn đồng thời tiếp nhận mô men chủ động được phân phối đến" là nguyên lí hoạt động của bộ phận nào?

  • A. Li hợp.
  • B. Hộp số.
  • C. Truyền lực chính và bộ vi sai.
  • D. Bán trục.

Câu 6. Bộ phận số (5) trên lốp xe ô tô được gọi là gì?

  Bộ phận số (5) trên lốp xe ô tô được gọi là gì?

  • A. Lớp lót trong.
  • B. Lớp thành bên.
  • C. Lớp hoa lốp.
  • D. Tanh lốp.

Câu 7. Vị trí số (2) trên bánh xe ô tô sau đây có tên là gì?

 Vị trí số (2) trên bánh xe ô tô sau đây có tên là gì?

  • A. Vành.
  • B. Săm.
  • C. Van khí.
  • D. Lốp.

Câu 8. Bộ phận nào ở hệ thống treo có tác dụng tạo lực cản chống lại sự dịch chuyển của bánh xe, giúp dập tắt nhanh chóng dao động của bánh xe và thân xe?

  • A. Bộ phận đàn hồi.
  • B. Bộ phận giảm chấn.
  • C. Bộ phận liên kết.
  • D. Bộ phận phụ thuộc.

Câu 9. Bộ phận số (3) trong sơ đồ cấu tạo hệ thống lái với cơ cấu lái bánh răng – thanh răng có tên là gì?

 Bộ phận số (3) trong sơ đồ cấu tạo hệ thống lái với cơ cấu lái bánh răng – thanh răng có tên là gì?

  • A. Vành lái.
  • B. Bánh răng.
  • C. Thanh răng.
  • D. Các thanh đòn.

Câu 10. Bộ phận nào sau đây không có trong hệ thống trợ lực lái bằng thủy lực?

  • A. Bơm trợ lực.
  • B. Cụm van phân phối.
  • C. Đường ống dẫn dầu.
  • D. Vành lái.

Câu 11. Bộ phận nào sau đây thuộc nhóm chi tiết cố định trên hệ thống phanh?

  • A. Má phanh.
  • B. Đĩa phanh.
  • C. Trống phanh.
  • D. Tang trống.

Câu 12. Lực ma sát giữa bộ phận nào trong hệ thống phanh thủy lực tạo ra mô men phanh?

  • A. Cơ cấu phanh và chốt quay.
  • B. Má phanh và trống phanh.
  • C. Trống phanh và chốt quay.
  • D. Bầu phanh và má phanh.

Câu 13. Bánh xe và hệ thống treo có chức năng gì?

  • A. Đỡ toàn bộ trọng lực của xe, tiếp nhận các lực tác dụng từ mặt đường lên để ô tô có thể chuyển động êm dịu và an toàn.
  • B. Dùng để điều khiển hướng chuyển động của ô tô.
  • C. Là giá đỡ chính để lắp đặt các bộ phận của ô tô, tạo các khoang chức năng.
  • D. Tạo ra nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động.

Câu 14. Bộ phận nào của hệ thống truyền lực có nhiệm vụ tiếp nhận và biến đổi độ lớn, đổi phương quay mô men chủ động?

  • A. Truyền lực chính và bộ vi sai.
  • B. Li hợp.
  • C. Trục các đăng.
  • D. Hộp số.

Câu 15. Trước khi khởi động động cơ, cần kiểm tra vị trí cần chuyển số để đảm bảo hộp số đang ở vị trí nào?

  • A. Vị trí số lùi.
  • B. Vị trí đỗ xe.
  • C. Vị trí L.
  • D. Vị trí trung gian.

Câu 16. Khi nào cần phải thay thế lốp mới đúng kích thước với xe đang sử dụng?

  • A. Khi thấy lốp mòn lệch một bên.
  • B. Khi lốp xe bị mòn nhiều.
  • C. Khi giảm chấn bị hỏng.
  • D. Khi các lốp được đảo vị trí.

Câu 17. Khi người lái xe quay vành lái của hệ thống trợ lực lái sang trái, cụm van phân phối thay đổi trạng thái đóng, mở của bộ phận nào?

  • A. Thanh răng.
  • B. Pít tông trợ lực.
  • C. Van thủy lực.
  • D. Ống dẫn dầu áp suất cao.

Câu 18. Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại, thông qua bộ phận nào bánh xe dẫn hướng sẽ sang bên phải hoặc sang bên trái?

  • A. Bánh răng.
  • B. Vành lái.
  • C. Thanh răng.
  • D. Thanh đòn.

Câu 19. Đâu là phải yếu tố nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia giao thông?

  • A. Quan sát các phương tiện tham gia giao thông khác trước và sau xe trước khi mở cửa xe.
  • B. Ngồi đúng tư thế.
  • C. Tắt động cơ xe khi xe đang chạy để tiết kiệm nhiên liệu.
  • D. Không quay vành lái đột ngột ở tốc độ cao.

Câu 20. Khi nào cần kiểm tra lượng dầu trong bình chứa dầu phanh để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

  • A. Định kì hằng tháng hoặc trước các chuyến đi xa.
  • B. Trước khi khởi động ô tô.
  • C. Trước khi vận hành hệ thống phanh.
  • D. Hệ thống lực bàn đạp nhẹ hơn bình thường.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Em hãy nêu vai trò của ô tô đối với đời sống và sản xuất.

Câu 2 (2 điểm). 

a) Em hãy nêu chức năng của truyền lực chính và bộ vi sai. Nêu các chi tiết chính của truyền lực chính và bộ vi sai.

b) Em hãy nêu các nhiệm vụ và bộ phận chính của li hợp ô tô. Nguyên lí nào được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số?

Câu 3 (2 điểm).

a) Em hãy nêu một số hành vi bị nghiêm cấm khi lái ô tô, xe máy.

b) Em hãy cho biết hệ thống phanh trên xe máy hoặc xe đạp có điểm gì giống và khác với hệ thống phanh ô tô.
 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
BDADC
Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
BDBCD
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15
ACAAD
Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
BCDCA

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

Trước khi ô tô ra đời, hoạt động giao thông vận tải đường bộ rất khó khăn. Ngày nay, ô tô là phương tiện giao thông vận tải giữ vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất:

- Ô tô là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường bộ. 

- Ô tô giúp thực hiện cơ giới hóa một số hoạt động lao động sản xuất (như vệ sinh môi trường đô thị, nâng chuyển cấu kiện xây dựng, cứu hộ cứu nạn,…). 

Câu 2:

a) Nhiệm vụ của bộ vi sai: phân chia mô men chủ động đến các bánh xe chủ động, đồng thời cho phép các bánh xe chủ động có thể quay được với các vận tốc khác nhau.

Các chi tiết chính của vi sai: hai bánh răng bán trục đồng thời ăn khớp với các bánh răng hành tinh quay trơn được trên trục gắn liền với bánh răng bị động của bộ truyền lực chính.

b) - Nhiệm vụ của li hợp: nối (khi li hợp đóng) và ngắt tạm thời (khi li hợp mở) dòng truyền mô men chủ động của động cơ đến hộp số, đảm bảo an toàn cho các động cơ và các bộ phận khác của hệ thống truyền lực.

- Nguyên lí tạo lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và chi tiết bị động được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số. 

Câu 3:

a) Luật giao thông đường bộ đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi khi điều khiển phương tiện giao thông như:

- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. 

- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. 

- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. 

- Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 

- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ; bấm còi hơi; sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.

- Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã. 

-… 

b) Giống nhau: đều có cần phanh và bộ phận dẫn động điều khiển, cơ cấu phanh cũng hoạt động trên nguyên lí ma sát giữa chi tiết cố định và chi tiết quay.

Khác nhau: ô tô có khối lượng lớn hơn xe đạp, xe máy nên cẩn mô men phanh lớn hơn. Vì vậy hệ thống phanh ô tô khác với hệ thống phanh xe đạp, xe máy ở những điểm sau: kích thước các chi tiết của cơ cấu phanh ô tô lớn hơn, lực cần điều khiển phanh ô tô lớn hơn, trong hệ thống phanh ô tô thường có thêm bộ trợ lực phanh hoặc dùng bộ phận dẫn động điều khiển bằng khí nén.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 kết nối, đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác