Đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải là vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất?

  • A. Là phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trên đường bộ.
  • B. Nâng chuyển cấu kiện xây dựng.
  • C. Cứu hộ cứu nạn.
  • D. Chủ yếu dùng để vận tải hành khách trên đường dài.

Câu 2. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (4) có tên là gì?

 Hình ảnh dưới đây là sơ đồ cấu tạo chung của ô tô, bộ phận số (4) có tên là gì?

  • A. Động cơ.
  • B. Hệ thống treo.
  • C. Hệ thống truyền lực.
  • D. Bánh xe.

Câu 3. Hệ thống phanh không có bộ phận nào sau đây?

  • A. Xi lanh công tác.
  • B. Ống dẫn đầu.
  • C. Bánh xe.
  • D. Bàn đạp phanh.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (1) có tên là gì?

 Hình ảnh dưới đây là cấu tạo của hệ thống truyền lực ô tô, bộ phận số (1) có tên là gì?

  • A. Hộp số.
  • B. Li hợp.
  • C. Trục các đăng.
  • D. Bán trục.

Câu 5. Trong nguyên lí hoạt động của li hợp ô tô con, khi ở trạng thái bình thường, dưới tác động của lò xo ép, đĩa ma sát được kẹp giữa hai bộ phận nào?

  • A. Bánh đà và đĩa ép.
  • B. Đĩa ép và vòng bi tì.
  • C. Trục li hợp và bánh đà.
  • D. Vòng bi tì và bánh đà.

Câu 6. Vai trò của bánh xe ô tô là gì?

  • A. Dễ dàng quay xe hướng đến các góc độ mong muốn khác nhau để vận hành trên đường an toàn.
  • B. Là bộ phận nối bánh xe và khung xe, giúp xe vận hành trên đường, xe chuyển động được an toàn.
  • C. Đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và tiếp nhận các phản lực của mặt đường tác dụng lên xe, giúp xe chuyển động được an toàn.
  • D. Truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống và giúp xe định hướng trên đường.

Câu 7. Bánh xe không bắt buộc có bộ phận nào sau đây?

  • A. Săm.
  • B. Lốp.
  • C. Vành.
  • D. Van khí.

Câu 8. Khi xe chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng, bộ phận giữa bánh xe và thân xe giúp giảm thiểu được lực va đập truyền lên thân xe?

  • A. Bộ phận đàn hồi.
  • B. Bộ phận giảm chấn.
  • C. Bộ phận liên kết.
  • D. Bộ phận treo.

Câu 9. Nhiệm vụ của cơ cấu lái là gì?

  • A. Giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái.
  • B. Làm các bánh xe quay.
  • C. Truyền chuyển động quay.
  • D. Tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái.

Câu 10. Ở phía sau dẫn động lái, cơ cấu lái nối đến các bánh xe thông qua bộ phận nào?

  • A. Thanh đòn.
  • B. Khớp cầu.
  • C. Thanh đòn và các khớp cầu.
  • D. Khớp các đăng.

Câu 11. Ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh có tác dụng gì?

  • A. Tạo lực đẩy tác dụng lên pít tông sơ cấp.
  • B. Tạo ra mô men phanh bánh xe.
  • C. Tạo áp lực giúp má phanh ép chặt vào đĩa phanh.
  • D.  Điều khiển lực chuyển động của xe.

Câu 12. Bộ phận nào của hệ thống phanh khí nén luôn được quay quanh các chốt?

  • A. Trống phanh.
  • B. Moay-ơ bánh xe.
  • C. Bánh xe.
  • D. Guốc phanh.

Câu 13. Bộ phận nào của ô tô có vai trò tạo ra nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động?

  • A. Động cơ.
  • B. Hệ thống truyền lực.
  • C. Bánh xe.
  • D. Hệ thống lái.

Câu 14. Bộ phận nào của hệ thống truyền lực có nhiệm vụ nối hoặc ngắt dòng truyền mô men chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động?

  • A. Hộp số.
  • B. Li hợp.
  • C. Trục các đăng.
  • D. Bán trục.

Câu 15. Li hợp có nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi.
  • B. Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.
  • C. Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động.
  • D. Tiếp nhận và biến đổi độ lớn, đổi phương quay mô men chủ động.

Câu 16. Khi thấy giảm chấn bị chảy dầu, ta cần làm gì?

  • A. Thay giảm chấn mới.
  • B. Thay dầu.
  • C. Điều chỉnh giảm chấn sang vị trí bị chảy dầu.
  • D. Điều chỉnh góc đặt giảm chấn.

Câu 17. Xe trong trạng thái nào sau đây không cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái?

  • A. Vành lái nặng hơn bình thường.
  • B. Độ rơ lỏng của vành lái lớn hơn bình thường.
  • C. Đèn cảnh báo tình trạng kĩ thuật bất thường của hệ thống lái bật sáng.
  • D. Áp suất lốp của xe ở trạng thái thấp hơn bình thường.

Câu 18. Hệ thống trợ lực nào dưới đây được sử dụng nhiều trên ô tô con?

  • A. Hệ thống trợ lực lái thủy lực.
  • B. Hệ thống trợ lực lái bằng điện.
  • C. Hệ thống lái chủ động.
  • D. Hệ thống trợ lực lái thủy lực điều khiển bằng điện tử.

Câu 19. Hệ thống phanh nào thường dùng trên ô tô con?

  • A. Hệ thống phanh thủy lực.
  • B. Hệ thống phanh khí nén.
  • C. Hệ thống phanh thủy lực – khí nén kết hợp.
  • D. Hệ thống phanh điện.

Câu 20. Khi nào cần kiểm tra lượng dầu trong bình chứa dầu phanh?

  • A. Hệ thống lực bàn đạp nhẹ hơn bình thường.
  • B. Trước khi khởi động động cơ.
  • C. Định kì hằng tháng hoặc trước chuyến đi xa.
  • D. Thấy cảnh báo bất thường của hệ thống phanh.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Em hãy nêu các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn giao thông của ô tô.

b) Hãy lập danh mục các nội dung cần kiểm tra đối với hệ thống phanh trước khi khởi hành một chuyến đi xa. 

Câu 2 (1 điểm). Em hãy cho biết vì sao phải đưa cần số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ.

Câu 3 (1 điểm). So sánh hệ thống treo của xe máy và hệ thống treo của ô tô.

Câu 4 (1 điểm). Xe máy có những bộ phận chính nào tương tự như trên ô tô?
 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
DBCBA
Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
CAADC
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15
BDAAB
Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
ADBAC

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

a) Trong quá trình ô tô hoạt động, có rất nhiều yếu tố khách quan (như đường vòng quanh co, trơn trượt, không bằng phẳng; thời tiết xấu gây hạn chế tầm nhìn xa; mật độ phương tiện giao thông,…) và chủ quan (vận hành, sử dụng không đúng cách; không kiểm tra, bảo dưỡng xe đúng khuyến cáo,…) tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.

b) Các nội dung cần kiểm tra đối với hệ thống phanh trước khi khởi hành một chuyến đi xa:

- Kiểm tra lượng dầu trong bình chứa dầu phanh. 

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh. 

- Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo tình trạng bất thường (nếu có) của hệ thống phanh trên bảng thông tin tín hiệu của xe. 

- Kiểm tra vận hành thử hệ thống phanh xem có hiện tượng gì bất thường không. 

Câu 2:

Phải đưa cần số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ để xe không đột ngột khởi hành ngay khi động cơ khởi động và gây mất an toàn.

Câu 3:

Hệ thống treo của xe máy cũng gồm ba bộ phận (đàn hồi, giảm chấn, liên kết) giống như trên ô tô. Tuy nhiên, bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn được chế tạo chung thành một cụm. Hệ thống treo trước của xe máy, cả ba bộ phận được chế tạo liền thành một cụm.

Câu 4:

- Động cơ là nguồn mô men chủ động cho xe chuyển động. Xe máy cũng cần phải có động cơ.

- Hệ thống truyền lực giúp truyền và biến đổi mô men chủ động đến bánh xe chủ động. Xe máy cũng cần phải có hệ thống truyền lực. 

- Xe máy có đủ các bộ phận chính như trên ô tô. 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 kết nối, đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác