Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9 CTST: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất:

A. Li.          

B. Cu.

C. Ag.                            

D. Hg.

Câu 2. Kim loại nào trong số các kim loại Al, Fe, Ag, Cu hoạt động hoá học mạnh nhất:

A. Fe. 

B. Ag.          

C. Al.                    

D. Cu.

Câu 3. Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

A. Cu + dung dịch FeCl3.

B. Fe + dung dịch HCl.

C. Fe + dung dịch FeCl2.

D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 4. Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là:

A. Fe.

B. Si.

C. Mn.

D. S.

Câu 5: Tính chất đặc trưng của duralumiun là:

A. nhẹ và bền.        

B. độ cứng cao.      

C. khó bị gỉ. 

D. dẫn điện tốt.

Câu 6. Nguyên tố nào sau đây là phi kim?

A. Sodium.

B. Magnesium.

C. Carbon.

D. Copper.

Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không  phải của lưu huỳnh (sulfur)?

A. Lưu hoá cao su.

B. Sản xuất dược phẩm.

C. Sản xuất sulfuric acid.

D. Sản xuất nhựa PVC.

Câu 8. Trong các phản ứng hoá học, các kim loại có xu hướng:

A. nhận electron.

B. tạo thành ion âm.

C. tạo thành ion dương.

D. nhường proton.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau đây?

a) Zinc + sulfuric acid loãng.

b) Natri (sodium) + lưu huỳnh (sulfur).

c) Sắt (iron) + hydrochloric acid.

d) Zinc + dung dịch sliver nitrate.

e) Calcium + chlorine.

f) Nhôm (aluminium) + oxygen.

Câu 2. (2 điểm) Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 mL dung dịch HCl. Sau phản ứng, thu được 3,36 lít khí (đktc). 

a. Viết phương trình hoá học.

b. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng và tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. 

Câu 3. (1 điểm) Một loại quặng hematite chứa 82% Fe2O3. Tính thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng.

TRƯỜNG THCS .............

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1. D

2. C

3. D

4. A

5. A

6. C

7. D

8. C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1 (3 điểm)

a) Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

b) 2Na + S Tech12h Na2S

c) Fe + 2HCl → FeCl+ H2

d) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

e) Ca + Cl2 Tech12h CaCl2

f) 4Al + 3O2 Tech12h 2Al2O3

Câu 2

(2 điểm)

a. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Đổi 50 mL = 0,05 L

Tech12h (mol)

Từ PTHH trên, ta thấy: Tech12h = nFeTech12h.nHCl

→ nFe = 0,15 mol → mFe = 0,15.56 = 8,4 (g)

→ nHCl = 2.0,15 = 0,3 mol → CM (HCl)Tech12h 6 (M)

Câu 3 (1 điểm)

Giả sử trong quặng có 160 gam.

Khối lượng Fe2O3 có trong 160 gam quặng là: 

Tech12h = 160.0,82 = 131,2 gam

→ Tech12h mol 

→ nFe trong quặng = 2.Tech12h = 1,64 mol → mFe = 1,64.56 = 91,84 (g)

%mFeTech12h% = 57,4% 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hóa học 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Hóa học 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác