Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong số các kim loại sau, kim loại dẻo nhất là:

A. bạc.                  

B. vàng.                

C. tungsten.          

D. thủy ngân.

Câu 2. Trong số các kim loại Zn, Fe, Cu, Ni, kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là:

A. Zn.

B. Fe.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 3. Kim loại nào sai đây tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Au.

B. Na.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 4. Hợp kim là:

A. Vật liệu kim loại có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

B. Vật liệu phi kim có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

C. Vật liệu kim loại có chứa nhiều nhất hai kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

D. Vật liệu phi kim có chứa nhiều nhất hai phi kim cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Câu 5. Gang và thép là hợp kim của:

A. nhôm (aluminium) với đồng (copper).        

B. sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác.    

C. carbon với silicon.       

D. sắt (iron) với nhôm (aluminium).

Câu 6. Tính chất đặc trưng của inox là:

A. nhẹ và bền.

B. độ cứng cao.

C. khó bị gỉ.

D. dẫn điện tốt.

Câu 7. Loại than có tính hấp phụ cao, sử dụng làm mặt nạ chống độc, khử mùi... được gọi là:

A. than đá.

B. than cốc.

C. than hoạt tính.

D. than bùn.

Câu 8. Tính chất vật lý nào sau đây là của phi kim?

A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. 

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. Khối lượng riêng lớn.

D. Hầu hết ở trạng thái rắn ở điều kiện thường. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Cho lần lượt Mg, Al, Zn tác dụng được với dung dịch CuSO4, AgNO3. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Câu 2. (2 điểm) Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí Cl2 dư tạo thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hoá trị là I.

Câu 3. (1 điểm) Để xác định hàm lượng X trong một mẩu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu. Tìm công thức hoá học của loại hợp kim trên.

TRƯỜNG THCS .............

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1. D

2. A

3. B

4. B

5. C

6. A

7. C

8. B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1 (3 điểm)

Các phương trình hoá học xảy ra :

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 2Cu

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

Câu 2

(2 điểm)

PTHH: 2A + Cl2 → 2ACl

mA = 9,2g → nTech12h (mol);

mACl = 23,4g → nAClTech12h (mol)

Từ PTHH trên, ta có: nA = nAcl → Tech12h = Tech12h

Giải phương trình, ta được: A = 23.

Vậy A là kim loại Na.

Câu 3 (1 điểm)

Gọi x là số mol Fe, Y là số mol C trong hợp kim. 

Ta có: mhợp kim = m = 56x + 12y

PTHH: 3Fe + 2O2Tech12h Fe3O4 

x → Tech12h mol

C + O2 Tech12h CO2

y → y mol

Sau phản ứng có Tech12h mol O2 thêm vào và y mol C tách ra khỏi chất rắn nên mtăngTech12h (gam)

Theo đề bài ta có: Tech12h→ x : y = 3 : 1.

Vậy công thức của hợp kim là Fe3C.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hóa học 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Hóa học 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Hóa học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác