Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 5 Văn bản đọc Chuyện cơm hến (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 5 Văn bản đọc Chuyện cơm hến (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Thể loại của "Chuyện cơm hến" là gì?
- A. Tản văn
- B. Tùy bút
- C. Truyện ngắn
- D. Truyền thuyết
Câu 2: Những sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên lấy cảm hứng từ:
- A. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Đà Nẵng.
- B. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Trị.
- C. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế.
- D. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Ngãi.
Câu 3: Nguyên liệu cơm hến bình dân bao gồm:
- A. Hn, bún tàu, giá đỗ
- B. Cua, bún tàu, rau sống
- C. Hến, phở, rau sống
- D. Hến, bún tàu, rau sống
Câu 4: Người Huế ăn cơm hến có gì đặc biệt?
- A. Để nguội
- B. Ăn nóng
- C. Ăn với gia vị đặc biệt
- D. Không có gì đặc biệt
Câu 5: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?
- A. Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…
- B. Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.
- C. Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.
- D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Dưới góc nhìn của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, cơm hến có đặc điểm gì?
- A. Món ăn bình dân với nguyên liệu là những thứ dẫn dã, giản dị sẵn có trong cuộc sống của người dân lao động.
- B. Món ăn chỉ có của tầng lớp lao động thu nhập thấp.
- C. Món ăn dân gian có từ rất xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa con người Huế nhưng đang mất dần ở hiện tại.
- D. Một món ăn mà không phải ai muốn cũng có thể trải nghiệm.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tác phẩm chia làm mấy phần và nội dung mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Tác giả viết: “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”. Em hiểu câu đó như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | C | D | A | D | A |
2. Tự luận
Câu 1:
- Phần 1: Từ đầu ….trước khi ngủ : khẩu vị của người Huế
- Phần 2: Tiếp theo…bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít : giới thiệu cơm hến
- Phần 3: Còn lại : ký ức của tác giả về món cơm hến
Câu 2:
Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì tác giả coi mỗi món ăn cũng là một nét văn hóa của từng vùng miền và việc “cải tiến tạp nham” món ăn cũng là ăn cắp bản quyền sáng chế nơi khác. Do đó, món ăn cũng phải giống như một di tích văn hóa, giống y như ngày xưa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 5 Văn bản đọc Chuyện cơm hến, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 5 Văn bản đọc Chuyện cơm hến, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối
Bình luận