Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 4 Văn bản đọc Gò Me (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Văn bản đọc Gò Me (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Gò me" nào?
- A. Kháng chiến chống Mỹ
- B. Kháng chiến chống Pháp
- C. Thời kì đổi mới
- D. Thời kì đất nước bị chia cắt
Câu 2: Qua bài thơ "Gò Me" vị trí địa lý của Gò Me được miêu tả như thế nào?
- A. xa biển
- B. trên rừng
- C. gần biển
- D. giữa đảo
Câu 3: Từ "núng đồng tiền" trong câu thơ "Những chị, những em má núng đồng tiền" có nghĩa gì?
- A. Chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
- B. Dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
- C. Kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
- D. Nhan sắc và sự thanh lịch.
Câu 4: Từ "sắc lịch" trong câu thơ "Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò..." có nghĩa gì?
- A. Chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
- B. Dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
- C. Kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
- D. Nhan sắc và sự thanh lịch.
Câu 5: Tác phẩm Gò me có nhắc đến những tôn giáo nào sau đây?
- A. Phật giáo.
- B. Cao Đài.
- C. Thiên Chúa giáo.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào?
- A. Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
- B. Véo von điệu hát cổ truyền
- C. Tôi nằm trên võng mẹ đưa/Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hình ảnh con gái Gò Me đã hiện lên trong bài thơ như thế nào?
Câu 2: (2 điểm) Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng má làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | C | A | D | D | D |
2. Tự luận
Câu 1:
- Hình ảnh người con gái Gò Me:
+ Má núm đồng tuyền
+Cần cù làm việc, chịu thương chiu khó
+Véo von giọng hò cổ truyền
+ Làm duyên e thẹn
→ Sự hồn nhiên, chăm chỉ, chịu khó của người con gái Gò Me
Câu 2:
Những người phụ nữ Gò Me là những người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng, có đôi má núm đồng tiền, rất chăm chỉ, cần mẫn trong công việc của mình và rất yêu lao động, khỏe khoắn, nhanh nhẹn trong công việc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Văn bản đọc Gò Me (Đề, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 4 Văn bản đọc Gò Me (Đề, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối
Bình luận