Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 3 Thực hành tiếng việt trang 63 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 3 Thực hành tiếng việt trang 63 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Sự nhầm lẫn giữa số từ và lượng từ vì

  • A. Vì chúng đều chỉ lượng của chỉ sự vật
  • B. Vì chúng đều là số đếm
  • C. Vì chúng đều là số thứ tự
  • D. Vì chúng đều là số la mã

Câu 2: Khi biểu thị số lượng của sự vật thì số từ đứng ở đâu?

  • A. Trước danh từ
  • B. Trước động từ
  • C. Trước tính từ
  • D. Sau danh từ

Câu 3: Có mấy loại số từ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Từ “đôi” trong câu nào không phải số từ?

  • A. Đôi mắt bà tôi đã đùng đục
  • B. Bạn ấy có đôi tay thật khéo léo
  • C. Hai người ấy gắn bó thân thiết với nhau như đũa có đôi
  • D. Nhà tôi có đôi chim bồ câu rất đẹp

Câu 5: Điểm giống nhau về nghĩa giữa hai lượng từ "từng" và "mỗi" là gì?

  • A. Tách ra từng sự vật, cá thể.
  • B. Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác.
  • C. Biểu thị số lượng ít ỏi.
  • D. Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.

Câu 6: Đọc câu thơ: "Rồi Bác đi dém chăn - [...] người [...] người một." và câu thơ: "[...] giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay hứng về."

Từ nào có thể điền vào chỗ trống [...] trong các câu thơ trên?

  • A. Mỗi
  • B. Nhiều
  • C. Mấy
  • D. Từng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Số từ là gì?

Câu 2: (2 điểm) Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

a. Tôi có một cái răng khểnh.

b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánAABBAD

2. Tự luận

Câu 1:

Số từ là:

+Từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó

+ Khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

Câu 2:

  • a. Tôi có một cái răng khểnh.
  • b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 3 Thực hành tiếng việt trang 63, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 3 Thực hành tiếng việt trang 63, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác