Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 2 Văn bản đọc Trở gió (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 2 Văn bản đọc Trở gió (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Nguyễn Ngọc Tư thường viết về đề tài gì?
- A. Viết về tình bạn ở đồng quê
- B. Viết về xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa
- C. Viết về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số
- D. Viết về sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người
Câu 2: Bố cục của bài “Trở gió” gồm mấy phần
- A. 4 phần
- B. 3 phần
- C. 2 phần
- D. 1 phần
Câu 3: Phương thức biểu đạt của bài văn “Trở gió”
- A. Biểu cảm
- B. Tự sự
- C. Nghị luận
- D. Miêu tả
Câu 4: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
- A. Âm thanh từng giọt tinh tang, thoảng và e dè.
- B. Tan mau như sương.
- C. Lộn xộn, ngổn ngang.
- D. Hừng hực, dạt dào.
Câu 5: Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
- A. Tiếng chim ríu rít trong những ngọn cây đi tìm trái chín.
- B. Đàn chim lũ lượt từ đằng xa kéo về.
- C. Tiếng gió mang theo mùi hương hoa cỏ lan rộng ra khắp vùng.
- D. Đó là lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.
Câu 6: Tâm trạng của tác giả khi gió chướng chưa về?
- A. Lo lắng, hồi hộp
- B. Háo hức, trông chờ, mong ngóng
- C. Buồn bã, sợ hãi, hy vọng
D. Vui vẻ, ngạc nhiên, hy vọng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu thể loại, phương thức biểu đạt chính, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Trở gió”
Câu 2: (2 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | C | B | A | D | B |
2. Tự luận
Câu 1:
- Thể loại: Tạp văn
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015.
Câu 2:
- Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản.
- Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ.
- Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Văn bản đọc Trở gió (Đề, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 2 Văn bản đọc Trở gió (Đề, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối
Bình luận