Dễ hiểu giải Ngữ văn 6 Chân trời bài 2: Thực hành tiếng Việt
Giải dễ hiểu bài 2: Thực hành tiếng Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 6 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây
a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.
c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
Giải nhanh:
a. TN chỉ thời gian: ngày cưới
TN chỉ nơi chốn: trong nhà Sọ Dừa
b. TN chỉ thời gian: đúng lúc rước dâu
c. TN chỉ thời gian: Lập tức
d. TN chỉ thời gian: Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ
Câu 2: Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:
a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.
Giải nhanh:
a. Các trạng ngữ trong đoạn văn đứng đầu các câu: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
b. Các trạng ngữ chỉ thời gian, mục đich đứng đầu hoặc cuối các câu: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.
Câu 3: Đọc đoạn văn sau:
Một hôm, cô út vừa mang cơm đến chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.
b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
Giải nhanh:
a. Các từ láy trong đoạn văn: véo von, rón rén
b. Tác dụng: các từ láy có tác dụng miêu tả âm thanh, làm cho đoạn văn thêm sống động, hấp dẫn người đọc.
Câu 4: Đọc đoạn văn sau:
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
a. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.
b. Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó.
Giải nhanh:
a. Thành ngữ: mở cờ trong bụng
b. Ý nghĩa: thể hiện niềm vui sướng, vui mừng hạnh phúc.
VIẾT NGẮN
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.
Gợi ý:
Đoạn văn tham khảo 1:
Tuổi thơ ai cũng từng được nghe bà, mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, và “Tấm Cám” là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất. Truyện kể về cô Tấm hiền dịu, nết na nhưng số phận bất hạnh, mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ lẽ, rồi cũng qua đời, Tấm phải ở với mẹ con Cám. Nàng chăm chỉ nhưng vẫn luôn bị mẹ con Cám mắng chửi, tìm cách hãm hại. Ngày mở hội, mẹ con Cám xúng xính váy hoa đi trẩy hội, Tấm xin đi nhưng lại bị gây khó dễ. Tủi thân, nàng khóc, bụt hiện lên giúp nàng hoàn thành công việc rồi giúp nàng có được xiêm y mới để đi trẩy hội. Lúc ngang qua cầu, nàng đánh rơi chiếc hài, vua sai quân lính vớt lên, đưa ra yêu cầu ai đi vừa sẽ chọn làm vợ. Sau đó, cuối cùng Tấm thứ vừa chiếc giày được vua cưới. Ngày giỗ cha, nàng về lại bị mẹ con Cám hại chết. Cám thấy nàng làm vợ vua sinh lòng ganh ghét. Sau nhiều lần chuyển kiếp rồi lại bị Cám giết, Tấm cũng trở về bên cạnh vua, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng. Qua câu chuyện, người xưa quan niệm người ở hiền gặp lành, kẻ ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Câu chuyện đã răn dạy chúng ta không nên hại người, bởi người xấu không ai có kết cục tốt.
Các trạng ngữ là: ngày mở hội, lúc ngang qua cầu, ngày giỗ cha
Đoạn văn tham khảo 2:
“Sọ Dừa” là một trong những câu chuyện cổ tích không còn quá xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta và đây cũng là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất. Truyện kể về cậu bé Sọ Dừa sinh ra với hình thù khác người nhưng rất thông minh. Vì thương mẹ, chàng xin đi làm thuê cho Phú ông và được giao cho chăn bò. Vào ngày mùa, tôi tớ đi làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho chàng. Trong lúc đưa cơm, hai cô chị đều tỏ ra chán ghét chàng. Một hôm, đến phiên cô út, nàng phát hiện bí mật của Sọ Dừa, từ đó đem lòng thích chàng. Cuối mùa làm thuê, Sọ Dừa xin mẹ hỏi cưới con gái phú ông và cưới được cô út. Sau này chàng chút bỏ vỏ ngoài, trở thành một chàng trai khôi ngô, với sự thông minh và chăm chỉ chàng thi đậu và ra làm quan. Ghen tị cô em, hai cô chị lừa nàng ra đảo hoang. Nhưng không ngờ, Sọ dừa tìm được nàng. Trở về, chàng mở tiệc, hai cô chị tranh nhau kể về cô em. Nhưng khi thấy cô xuất hiện, hai người xấu hổ, lén bỏ về rồi bỏ đi biệt xứ. Qua câu chuyện, ta thấy được người xưa quan niệm người ở hiền gặp lành. Câu chuyện đã răn dạy chúng ta không nên hại người, cũng đừng trông mặt mà bắt hình dong, coi thường người khác vì vẻ bề ngoài của họ.
Các trạng ngữ là: Vào ngày mùa, Một hôm, Cuối mùa làm thuê
Đoạn văn tham khảo 3:
“Cây tre trăm đốt” là một trong những truyện cổ tích giàu giá trị nhân văn mà tôi vô cùng yêu thích. Truyện kể về một anh chàng tên Khoai, tính tình hiền lành, chất phác nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi làm thuê cho phú ông. Một hôm, phú ông gọi anh đến, nói muốn gả con gái cho với điều kiện phải làm việc chăm chỉ ngày đêm. Tin lời ông, anh làm việc cả ngày lẫn đêm. Thế nhưng, gần ngày cưới, Phú ông thách anh tìm được cây trăm đốt mới gả con gái. Anh vô rừng, tìm mãi mà không thấy cây tre nào trăm đốt. Cuối cùng, anh được bụt hiện lên giúp. Ngày trở về, anh mang theo một trăm đốt tre, sau tiếng hô “khắc nhập”, cây tre trăm đốt xuất hiện. Phú ông đành phải gả con gái cho và từ đó họ sống bên nhau hạnh phúc. Qua câu chuyện, ta thấy được quan niệm của người xưa về việc người chăm chỉ, hiền lành sẽ luôn được giúp đỡ khi gặp khó khăn, còn những kẻ ích kỷ, chỉ biết toan tính hại người sẽ gặp phải báo ứng.
Các trạng ngữ: Một hôm, gần ngày cưới, Ngày trở về
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận