Dễ hiểu giải Lịch sử 12 Chân trời bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Giải dễ hiểu bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 12 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 8. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954- 1975)

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).

Giải nhanh:

- Bối cảnh thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh 

+ Phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh 

+ Chiến tranh lạnh đã lôi kéo các nước vào cuộc chạy đua vũ trang 

- Bối cảnh trong nước:

+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội;

+ Ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1960.

Giải nhanh:

- Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất 

- Miền Nam: Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình 

- Tháng 1 - 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác.

- Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miễn Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 - 1965.

Giải nhanh:

- Tháng 9- 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam xác định nhiệm vụ, vị trí, vai trò chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam- Bắc.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1968.

Giải nhanh:

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. 

- Quân dân miền Nam tiếp tục chiến đấu, giành những thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao 

- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 - 1973.

Giải nhanh:

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ; Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

- Ở miền Nam: Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ.

- Ở miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, làm tròn nghĩa vụ hậu phương

Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973- 1975.

Giải nhanh:

- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, chỉ viện cho miền Nam

- Miền Nam đấu tranh chống “bình định- lấn chiếm”, tạo thế và lực tiễn tới
giải phóng hoàn toàn:

+ Từ tháng 3-1973, chính quyển Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng. 

+ Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 - Phước Long (6-1-1975). 

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn

+ Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được giải phóng

3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954- 1975)

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).

Giải nhanh:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Nhờ truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường, đoàn kết 

+ Do có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến ở cả hai miền

- Nguyên nhân khách quan: Do có sự phối hợp của nhân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia; sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).

Giải nhanh:

- Đối với Việt Nam:

+ Đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, thống nhất đất nước.

+ Mở ra kỷ nguyên mới của Việt Nam

- Đối với thế giới: tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

LUYỆN TẬP

Lập bảng thống kê những chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) theo gợi ý bên vào vở:

Thời gian

Chiến thắng tiêu biểu

1954- 1960

?

1961- 1965

?

1965- 1968

?

1969- 1973

?

1973- 1975

?

Giải nhanh:

Thời gian

Chiến thắng tiêu biểu

1954- 1960

Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).

1961- 1965

Thắng lợi ở Ấp Bắc, Bình Giã (Bà Rịa), An Lão  ...

1965- 1968

Chiến thắng ở Núi Thành, Vạn Tường, Thắng lợi ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

1969- 1973

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

1973- 1975

Chiến thắng   Đường 14 - Phước Long (6-1-1975), thắng lợi ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 

VẬN DỤNG

Sưu tầm tài liệu, giới thiệu với các bạn trong lớp về những tấm gương hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Kể tên những việc em đã tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

Giải nhanh:

- Tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975): Nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu). Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.         

Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo. Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. 

- Những việc em đã tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương: 

+ Hỗ trợ người khuyết tật.

+ Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt lỹ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác