Dễ hiểu giải HĐTN 12 Kết nối chủ đề 6: Chung tay gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Giải dễ hiểu chủ đề 6: Chung tay gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 6. CHUNG TAY GÌN GIỮ, BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

Hoạt động 1: Tìm hiểu các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

1. Chia sẻ về những giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên mà em đã biết hoặc đã tham gia thực hiện.

2. Thảo luận xác định các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Giải nhanh:

1. 

- Không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.

- Không vứt rác xuống sông, hồ và nơi công cộng.

- Tham gia trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.

- Thu gom rác, làm sạch môi trường ở những nơi công cộng.

- Tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi ở những nơi công cộng.

- Sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, động vật, thực vật,...

2. 

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng về trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh quan.

- Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn cảnh quan; không phát triển du lịch một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, không bền vững.

- Tăng chế tài xử phạt những hành vi gây tổn hại đến cảnh quan.

- Phát động các phong trào, chiến dịch bảo tồn cảnh quan.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

1. Chia sẻ về những hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cành quan thiên nhiên mà em đã tham gia hoặc đã biết.

2. Thảo luận, xác định mục đích, đối tượng, nội dung và cách thức tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

Giải nhanh:

1. Những hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mà em đã tham gia hoặc đã biết là:

- Hoạt động tuyên truyền vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã.

- Hoạt động tuyên truyền vận động người dân không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, bãi biển, sông hồ, khu du lịch…

- Hoạt động tuyên truyền khuyến khích tham gia trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng.

2.Mục đích tuyên truyền: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Đối tượng tuyên truyền:

+ Người dân trong cộng đồng.

+ Bạn bè trong trường, ngoài xã hội, trên mạng xã hội.

+ Người thân trong gia đình.

- Nội dung tuyên truyền:

+ Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên

• Tạo ra hiệu ứng làm mát.

• Ngăn chặn xói mòn.

• Góp phần phát triển bền vững.

+ Trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên:

• Tuân thủ quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

• Thực hiện các hành động cụ thể giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

• Thể hiện thái độ không đồng tình, nhắc nhở hoặc báo cho người có trách nhiệm khi thấy hành vi làm tổn hại đến cảnh quan.

- Hình thức tuyên truyền:

Tọa đàm.

+Thuyết trình.

+ Tuyên truyền trên bảng tin của nhà trường, thôn bản/địa bàn dân cư.

+ Tuyên truyền trên loa phát thanh.

Hoạt động 3: Đánh giá thực trạng bảo tồn một số danh lam thắng cảnh ở địa phương

1. Lập kế hoạch đánh giá thực trạng bảo tồn một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.

2. Tiến hành đánh giá theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Xử lí, phân tích thông tin, số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng.

4. Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Giải nhanh:

1. Kế hoạch đánh giá thực trạng bảo tồn một số danh lam thắng cảnh ở địa phương:

- Liệt kê danh sách các danh lam thắng cảnh ở địa phương sẽ tiến hành đánh giá.

- Xác định nội dung đánh giá:

+ Hiện trạng danh lam thắng cảnh.

+ Các giải pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh đã và đang được thực hiện.

- Lựa chọn phương pháp đánh giá.

+ Nghiên cứu tư liệu.

+ Quan sát hiện trường.

+ Phỏng vấn các đối tượng có liên quan.

- Xác định các công việc cụ thể, thời gian thực hiện mỗi công việc và sản phẩm/ kết quả mong đợi,....

2. Tiến hành đánh giá theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Xử lí, phân tích thông tin, số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng.

4. Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Hiện trạng danh lam thắng cảnh.

- Các giải pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh đã hoặc đang được thực hiện.

- Tác động, hiệu quả của các giải pháp đó trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh và nguyên nhân.

Hoạt động 4: Đề xuất và thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

1. Đề xuất giải pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trong những trường hợp

dưới đây:

+ Trường hợp 1: Hồ X là một thắng cảnh, đồng thời là lá phổi xanh quan trọng của thành phố. Nhưng qua một số năm, diện tích hồ dần bị thu hẹp bởi việc lấn chiếm của các hàng quán và nhà dân ở ven hồ. Không những thế, rác thải, nước thải sinh hoạt của các hộ dân và cơ sở dịch vụ ăn uống ven hồ xả bừa bãi đã làm nước hổ bị ô nhiễm.

+ Trường hợp 2: Bãi biển Y được biết tới bởi vẻ đẹp hoang sơ, bãi cát trắng thoai thoải, nước biển trong xanh. Tuy nhiên, hiện tại vùng biển này đã không còn hấp dẫn du khách vì nước biển ở đây đã bị ô nhiễm bởi nước thải chưa được xử lí triệt để từ một khu chế xuất gần đó. Không những thế, bãi biển còn nhiều rác thải không được thu dọn.

2. Lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và thảo luận đề xuất các giải pháp tích cực, sáng tạo để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đó.

3. Thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo đã đề xuất để bảo tồn cảnh quan

thiên nhiên.

4. Chia sẻ kết quả thực hiện.

Giải nhanh:

1. Đề xuất giải pháp trong những trường hợp:

- Trường hợp 1: 

+ Thu hồi, đình chỉ hoạt động đối với các hàng quán và nhà dân ở ven hồ lấn chiếm diện tích hồ

+ Xử phạt và nghiêm cấm đối với những trường hợp xả rác thải, nước thải sinh hoạt làm nước hồ bị ô nhiễm.

- Trường hợp 2: 

+ Yêu cầu khu chế xuất xây dựng hệ thống xử lí nước thải, nếu không thực hiện được sẽ xử phạt và đình chỉ hoạt động

+ Làm biển báo nghiêm cấm xả rác, lập đội tình nguyện dọn rác bãi biển

2. Các giải pháp tích cực, sáng tạo để bảo tồn cảnh quan hồ Gươm:

- Kêu gọi người dân tích cực vệ sinh môi trường, nhặt rác, dọn dẹp kịp thời cảnh quan quanh hồ

- Nghiêm cấm các hành vi gây hư hại các vật kiến trúc vườn hoa và các công trình kiến trúc khác quanh hồ

- Có chế tài xử phạt với những hành vi phá hoại cảnh quan của hồ

- Nghiên cứu các loại thủy sinh, động vật trong lòng hồ Gươm để có biện pháp bảo tồn, bảo dưỡng

3. Thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo đã đề xuất để bảo tồn cảnh quan

thiên nhiên.

4. Chia sẻ kết quả thực hiện.

Hoạt động 5: Thực hiện tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

2. Thực hiện hoạt động tuyên truyền theo kế hoạch đã lập.

3. Báo cáo kết quả tuyên truyền.

Giải nhanh:

1. Mẫu kế hoạch tuyên truyền về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên:

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN

1) Nhóm thực hiện....

2) Đối tượng tuyên truyền:...

3) Thời gian tuyên truyền....

4) Nội dung tuyên truyền

- Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với môi trường và cuộc sống con người.

Những hành động cần thiết mà người dân trong cộng đồng cần chung tay thực hiện để gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

5) Hình thức tuyên truyền...

6) Các công việc cụ thể, thời gian thực hiện, kết quả cần đạt và phân công nhiệm vụ cho các thành viên...

2. Thực hiện hoạt động tuyên truyền theo kế hoạch đã lập.

3. Báo cáo kết quả tuyên truyền.

Hoạt động 6: Thực hiện các việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

1. Thực hiện các việc làm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

2. Tuyên truyền tới người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong cộng đồng và khách du lịch về các việc làm cần thiết để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

3. Báo cáo kết quả các việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà em đã thực hiện và chia sẻ cảm xúc của em.

Giải nhanh:

1. Các việc làm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là:

- Không vứt rác nơi công cộng.

- Tham gia các hoạt động trồng cây, vệ sinh môi trường do địa phương tổ chức

- Tuyên truyền, vận động người dân về ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

- Có những hình thức xử phạt đối với các trường hợp có hành vi phá hoại môi trường, cảnh quan thiên nhiên

2. Tiến hành tuyên truyền tới người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong cộng đồng và khách du lịch về các việc làm cần thiết để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

3. Báo cáo kết quả 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác