Dễ hiểu giải Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều bài Ôn tập Chủ đề 1 Khái quát về công nghệ

Giải dễ hiểu bài Ôn tập Chủ đề 1 Khái quát về công nghệ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ thiết kế 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP: CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

CH: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau:

ÔN TẬP: CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

Giải nhanh: 

  1. Liên hệ giữ khoa học, kĩ thuật và công nghệ
  2. Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
  3. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
  4. Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử
  5. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
  6. Công nghệ truyền thông không dây
  7. Yêu cầu của thị trường lao động
  8. Các thông tin chính về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
  9. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

II. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy nêu các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ

Giải nhanh: 

+ Khoa học: là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Kĩ thuật: là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

+ Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.

Câu 2: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ có quan hệ với nhau như thế nào?

Giải nhanh: 

+ Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật. Ngược lại, kĩ thuật phát triển lại giúp khoa học tiến bộ hơn.

+ Kĩ thuật vật liệu điện tử phát triển, giúp công nghệ thông tin phát triển. Ngược lại, công nghệ thông tin phát triển, tạo ra các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ truyền thông Intemet kết nối vạn vật (IoT) giúp cho kĩ thuật điều khiển tự động, điều khiển thông minh phát triển.

+ Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển.

Câu 3: Hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

Giải nhanh: 

+ Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên (làm thay đổi môi trường, khí hậu,..). Ngược lại tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển (sử dụng các công nghệ sạch, an toàn).

+ Công nghệ tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển.

Câu 4: Hệ thống kĩ thuật là gì? Trình bày cấu trúc của hệ thống kĩ thuật.

Giải nhanh: 

+ Hệ thống kĩ thuật là: một tập hợp các phần tử (các chi tiết, bộ phận, máy, thiết bị) có mỗi liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định. 

+ Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật:

  • Là sự sắp xếp, tổ chức các phần tử bên trong của hệ thống thông qua các mối liên kết khác nhau trong một môi trường làm việc.

+ Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có những phần tử:

  • Phần tử đầu vào: Nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật
  • Phần tử xử lí và điều khiển: nơi xử lí thông tin phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.
  • Phần tử đầu ra: các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiên để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.

Câu 5: Hãy kể tên các công nghệ phổ biến, nội dung cơ bản của từng công nghệ đó

Giải nhanh: 

+ Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí:

+ Công nghệ luyện kim:

  • Tập trung vào công nghệ luyện gang và thép, được sử dụng rộng rài cho các ngành công nghiệp:
  • Gang được dùng để sản xuất thép và sản xuất các sản phẩm như: đế, thân, vỏ các máy móc thiết bị,..
  • Thép: được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: xây dựng, cơ khí, giao thông,..

Ưu điểm của công nghệ luyện gang, thép: tạo ra vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp như: xây dựng, cơ khí, đóng tàu,..

Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường vì thải ra nhiều khí carbonic, bụi, tiếng ồn.

+ Công nghệ đúc:

  • Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau đó nguội dần kết tinh và tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lỏng khuôn.
  • Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, khuôn kim loại,...
  • Tạo ra các sản phẩm như chuông, tương, xoong, chảo, nổi, nắp cổng, rãnh,...hoặc tạo ra phôi cho các chi tiết máy như để máy, thân vỏ máy, vỏ động cơ,..
  • Chế tạo được những sản phẩm hoặc phổi có kích thước và khỏi lượng từ nhỏ đến rất lớn, có hình dáng và kết cấu phức tạp, nhưng lại có hạn chế là sản phẩm có thể bị khuyết tật như rỗ, bọt, nứt.

+ Công nghệ gia công cắt gọt:

  • Để chế tạo máy móc, thiết bị, người ta phải sử dụng công nghệ gia công cắt gọt kim loại, để loại bỏ lớp vật liệu thừa trên phối, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.
  • Các công nghệ gia công cắt gọt phổ biến là tiện, phay, khoan:
  • Công nghệ tiện có thể gia công được nhiều loại bể mặt tròn xoay khác nhau như: tiện mặt trụ, tiện lỗ, tiện ren, tiện côn,...có thể chế tạo các chi tiết có độ chính xác cao như trục, bạc, bulông, đai ốc,....
  • Công nghệ phay có thể gia công các chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình,... như vỏ máy, rãnh then, bảnh răng,...
  • Phay là công nghệ gia công phổ biến sau tiện, có thể gia công được các bề mặt có độ chính xác cao.

+ Công nghệ khoan: có khả năng gia công các lỗ có đường kính Ø = 0,1 ÷ 80 mm, phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính Ø ≤ 35 mm.

+ Công nghệ gia công áp lực:

  • Là công nghệ sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính. dẻo, làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
  • Rèn, dập là hai công nghệ phổ biến để chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí:
  • Rèn sử dụng búa tác động lên phối kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khi có độ bền cao như dao, kéo, búa, kìm, vòng bi, tay biên, trục khuỷu. Rèn chia làm hai dạng: rèn tự do và rèn khuôn. Rèn có thể tạo được các phôi định hình có kích thước lớn như các trục khuỷu ở các tàu biển, mà không có phương pháp gia công cắt gọt nào có thể làm được.
  • Dập có hai dạng: dập nóng và dập nguội. Cả hai công nghệ này đều sử dụng khuôn dập. Dập nóng dùng để chế tạo các chi tiết có dạng hình khối. Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng như tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,...
  • Công nghệ rèn, dập có ưu điểm là tạo được các sản phẩm có độ bền cao nhưng lại có hạn chế là khó chế tạo các sản phẩm có hình dáng phức tạp.

+ Công nghệ hàn:

  •  Dùng để tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.
  • Được dùng phổ biến trong công nghiệp xây dựng: chế tạo các kết cấu công trình lớn như cầu, khung nhà xưởng, trong công nghiệp cơ khí khung máy, bồn, đường ống; trong công nghiệp tàu thuỷ: thân, võ tàu biển, trong công nghiệp ô tô, xe máy. thân, vỏ ô tô, khung xe máy,..

Ưu điểm: tạo được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững, kín khít, nhưng lại có hạn chế là sản phẩm dễ bị biển dạng nhiệt.

*Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử:

Công nghệ sản xuất điện năng:

+ Điện năng: nguồn năng lương chính phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Có nhiều công nghệ sản xuất điện khác nhau như sản xuất điện từ năng lượng hoá thạch, từ thuỷ năng, từ năng lượng hạt nhân hoặc từ các nguồn năng lượng tái tạo.

+ Hai công nghệ sản xuất điện phổ biến hiện nay ở nước ta là công nghệ nhiệt điện và công nghệ thuỷ điện.

+ Công nghệ nhiệt điện sử dụng nhiệt năng từ các nhiên liệu hóa thạch như than đả, dấu, khi gas để làm sôi nước, tạo thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao, hơi nước được sử dụng để quay tuabin – máy phát tạo ra điện năng.

+ Công nghệ thuỷ điện sử dụng năng lượng nước (do chênh lệch về độ cao mực nước) làm quay tuabin – máy phát để tạo thành điện năng

+ Công nghệ điện - quang (công nghệ chiếu sáng):

+ Sử dụng các loại đèn điện. Dèn điện sử dụng năng lượng điện để tạo thành quang năng.

+ Đèn điện sử dụng phổ biến hiện nay là đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn LED.

+ Công nghệ điện cơ:

+ Công nghệ biến đổi điện năng thành cơ năng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.

+ Sản phẩm chính của công nghệ này là các loại động cơ điện. Động cơ điện có hai bộ phận chính là bộ phận đứng yên (stator) và bộ phận quay (rotor). Có hai loại động cơ điện phổ biến là động cơ một chiều và động cơ xoay chiều.

+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa:

+ Điều khiển là sự tác động lên một đối tượng nào đó để đạt được yêu cầu mong muốn, được thực hiện bởi con người hoặc tự động.

+ Công nghệ tự động hoá là sự tích hợp điểu khiển tự động và hệ thống cơ – điện nhằm tạo ra các hệ thống sản xuất tự động, các máy tự động, các thiết bị tự động như máy tự động điểu khiển số (máy CNC), robot công nghiệp,...

+ Trong hệ thống sản xuất tự động, các thiết bị điều khiển được kết nối về trung tâm điều khiển với máy tính chủ..

+ Công nghệ truyền thống dây: 

+ Công nghệ cho phép các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin với nhau mà không cần kết nổi bằng dây dẫn.

+ Có nhiều công nghệ truyền thông không dây khác nhau như: bluetooth, Wifi, mạng di động, mạng truyền thông sử dụng sóng radio,...

Câu 6: Cho biết triển vọng của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 

Giải nhanh: 

+ Người lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, công nghệ đã tăng về số lượng và chất lượng dáp ứng được nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

+ Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ngày càng nhiều.

+ Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.

⇒ Tạo ra một làn sóng mới với sự ra đời của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành nghề mới liê quan đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.

Câu 7: Khi chọn ngành nghề, em cần quan tâm đến những thông tin chính nào của thị trường lao động.

Giải nhanh: 

+ Xem xét triển vọng các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

+ Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động như: vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, khả năng thích ứng, tính cách, sở thích của bản thân để có những chuẩn bị cần thiết, phù hợp.

+ Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn Toán, Vật lí, Công nghệ, Tin học,..

+ Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng như: công nhân, kĩ thuật viên, kĩ sư, quản lí sản xuất.

Câu 8: Các yêu cầu của thị trường việc làm đối với nghề kĩ thuật, công nghệ là gì?

Giải nhanh: 

Đối với kĩ sư:

+ Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.

+ Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.

+ Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

+ Đối với vị trí công nhân kĩ thuật cẩn đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau

Đối với công nhân kĩ thuật:

+ Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác