Dễ hiểu giải Công nghệ 6 Cánh diều bài 2: Xây dựng nhà ở
Giải dễ hiểu bài 2: Xây dựng nhà ở. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ 6 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2 XÂY DỰNG NHÀ Ở
PHẦN MỞ ĐẦU
Câu 1: Ngôi nhà của gia đình em đã được xây dựng bằng các loại vật liệu nào?
Giải nhanh:
Gạch, xi măng, cát, đá, thép, kính, sơn, tôn, gỗ...
I. VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHÀ Ở
Câu 1: Hãy quan sát và nêu tên các vật liệu xây dựng nhà ở trong hình 2.1
Giải nhanh:
a. cát b. đá c. xi măng d. tre, nứa
e. thép g. ngói h. gạch đỏ i. kính
k. gỗ l. tấm tôn m. sơn tường
Câu 2: Kể thêm các vật liệu xây dựng nhà ở khác.
Giải nhanh:
Lá cọ, bùn...
Câu 3: Kể tên các vật liệu chính để xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở đô thị và nhà ở các khu vực đặc thù.
Giải nhanh:
Nông thôn: cát, đá, xi măng, gạch đỏ, ngói, gỗ
Thành thị: gạch đỏ, cát, đá, xi măng, kính, sơn, mái tôn (có hoặc không)...
II. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÀ Ở
1. Bước 1: Chuẩn bị
Câu 1: Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà?
Giải nhanh:
Kiến trúc sư hoặc là chủ ngôi nhà.
Câu 2: Vì sao phải dự tính chi phí xây dựng ngôi nhà?
Giải nhanh:
Chủ động được chi phí thực hiện, kiểm soát được tiến độ thực hiện.
2. Bước 2. Xây dựng phần thô
Câu 1: Quan sát và gọi tên các công việc trong xây dựng phần thô ở hình 2.3
Giải nhanh:
Hình | Công việc |
a | Làm móng |
b | Dựng khung chịu lực |
c | Xây tường |
d | Làm mái |
e | Lắp đặt điện nước |
3. Bước 3. Hoàn thiện
Câu 1: Hãy nêu các bước xây dựng kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương em
Giải nhanh:
Làm móng -> dựng trụ -> xây tường, trát tường -> lát nền, làm cầu thang -> làm mái -> lắp đặt hệ thống điện nước bên trong ngôi nhà -> sơn trong và ngoài nhà.
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở
1. Đảm bảo an toàn cho người lao động
Câu 1: Hãy nêu tên các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và các thiết bị xây dựng trong Hình 2.4 và hình 2.5.
Giải nhanh:
Thiết bị bảo hộ: mũ, áo, quần, giày, kính, áo khoác, găng tay, dây an toàn.
Thiết bị xây dựng: máy khoan, máy trộn bê tông, máy cẩu...
Câu 2: Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có lợi ích gì cho người lao động?
Giải nhanh:
Giúp cho công nhân tránh được những nguy hiểm cho bản thân
2. Đảm bảo an toàn cho người và môi trường xung quanh
Câu 1: Em hãy mô tả đặc điểm của từng loại biển báo trong hình 2.6
Giải nhanh:
Biển báo cấm: dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Biển báo hiệu nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen
Biển báo bắt buộc thực hiện: Hình tròn, có hình mô phỏng và nội dung kèm theo yêu cầu người thấy thực hiện
Biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn: hình chữ nhật trên nền xanh lá cây, xanh lam nhạt hoặc màu đỏ.
Câu 2: Em sẽ làm gì và không được làm gì khi gặp các biển báo này?
Giải nhanh:
Gặp biển báo cấm: tránh xa khu vực cấm, không mở điện
Gặp biển báo nguy hiểm: tránh xa, không sờ mó vào khu vực cảnh báo
Gặp biển báo bắt buộc thực hiện: đeo dây an toàn, chấp hành và thực hiện đầy đủ.
Gặp biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn: chú ý quan sát thực hiện đúng quy định.
Câu 3: Người công nhân A đang đi kiểm tra giàn giáo trước khi thi công mái nhà. Quan sát hình 2.7 và cho biết người công nhân này đã đảm bảo an toàn lao động cho bản thân chưa? Giải thích vì sao?
Giải nhanh:
Chưa đảm bảo an toàn lao động cho bản thân. Vì anh ấy chưa mặc đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho người lao động
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận