Đáp án Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 4 Chọn giống vật nuôi

Đáp án bài 4 Chọn giống vật nuôi. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

I. KHÁI NIỆM CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

Câu 1: Em hãy nêu thêm ví dụ về chọn giống một loại vật nuôi ở gia đinh, địa phương em.

Gợi ý đáp án:

Chọn giống lợn: mình trong, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, da mỏng, lông mịn, có 10-12 vú, vú đều và nở.

II. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

Câu 1: Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bò hướng sữa.

Gợi ý đáp án:

Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc,...

Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trước hơi hẹp, ...

Câu 2: Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Gợi ý đáp án:

Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.

Yếu tố: tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi,...

Câu 3: Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh họa. 

Gợi ý đáp án:

- Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn cơ thể.

- Phát dục là quá trình biến đổi về chất của cơ thể. Sự biến đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

Câu 1: Nêu các bước tiến hành của chọn lọc cá thể.

Gợi ý đáp án:

Bước 1: Chọn lọc tổ tiên

Bước 2: Chọn lọc bản thân 

Bước 3: Chọn lọc theo đời sau

LUYỆN TẬP

CH1: Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.

B. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.

C. Chọn trong đàn lấy những con trâu "Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, chân trắng" để làm giống

D. Loại thải những con "gà trắng, chân chì", giữ lại những con "mình đen, chân trắng" để làm giống

E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.

G. Phương pháp chọn lọc này phải áp dụng tiến bộ khoa học cao.

H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

I. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để là giống. 

Gợi ý đáp án:

Những câu đúng là: B D E H I

CH2: So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.

Gợi ý đáp án:

Quá trình sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của vật nuôi.

Quá trình phát dục là quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận

CH3: So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Gợi ý đáp án:

Giống nhau: 

+ Đều được sử dụng trong chọn giống động vật.

+ Đều có cơ sở chung là tạo ra giống có năng suất cao

Khác nhau:

Chọn lọc hàng loạt

Chọn lọc cá thể

Dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi.

Thường chọn đực giống.

Áp dụng khi chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống trong thời gian ngắn.

Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định.

Dễ tiến hành, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không tốn kém.

Cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kỹ thuật phải cao.

Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

VẬN DỤNG

CH: Quan sát thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương, hãy đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể. 

Gợi ý đáp án:

+ Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn: cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng.

+ Áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 - 300 ngày.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác