Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong:

  • A. Hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. 
  • B. Phát huy tinh thần đoàn kết mỗi dân tộc.
  • C. Hợp tác, giao lưu chuyển giao kinh tế vùng.
  • D. Nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi dân tộc.

Câu 2: Dân tộc trong bài “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” được hiểu là:

  • A. Một quốc gia dân tộc.
  • B. Một bộ phận cư dân của quốc gia.
  • C. Các dân tộc phương Tây.
  • D. Các dân tộc phương Đông.

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng về chính trị.
  • B. Bình đẳng về xã hội.
  • C. Bình đẳng về kinh tế.
  • D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

Câu 4: Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về các vấn đề dân tộc: “Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân". Nghị quyết này đã thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về:

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.

Câu 5: Các dân tộc thực hiện quyền bình đẳng về chính trị bằng mấy hình thức?

  • A. 1
  • B. 2.
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 6: H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây ?

  • A. Tự do cá nhân.
  • B. Tự do yêu đương.
  • C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
  • D. Bình đẳng giữa các gia đình.

Câu 7: Mọi hành vi lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến an ninh quốc gia là hành vi mà pháp luật nước ta?

  • A. Nghiêm cấm
  • B. Tạo điều kiện
  • C. Cho phép
  • D. Không đề cập

Câu 8: Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về:

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.

Câu 9: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện

  • A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
  • B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.
  • C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
  • D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu 10: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của:

  • A. giáo hội
  • B. pháp luật
  • C. đạo pháp
  • D. hội thánh

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

  • A. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước.
  • B. Các dân tộc đều có quyền đóng góp ý kiến cho các vấn đề chung của đất nước.
  • C. Các dân tộc đều có quyền tham gia vào bộ máy Nhà nước.
  • D. Các dân tộc đều có quyền tham gia đóng góp các vấn đề chung của đất nước trừ dân tộc thiểu số.

Câu 12: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc ? Điều này nói lên điều gì của bình đẳng giữa các dân tộc?

  • A. Ý nghĩa.
  • B. Nội dung,
  • C. Điều kiện
  • D. Bài học

Câu 13: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các dân tộc. Mọi hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo:

  • A. quyển binh đẳng giữa các dân tộc,
  • B. quyến bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia.
  • D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số

Câu 14: Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng

  • A. về bầu cử, ứng cử.
  • B. về tham gia quản lý nhà nước.
  • C. giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • D. giữa người theo đạo và người không theo đạo.

Câu 15: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí để thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là:

  • A. tôn giáo
  • B. tín ngưỡng.
  • C. cơ sở tôn giáo.
  • D. hoạt động tôn giáo

Câu 16: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thât.... được gọi chung là

  • A. các cơ sở vui chơi.
  • B. các cơ sở họp hành tôn giáo.
  • C. các cơ sở truyền đạo.
  • D. các cơ sở tôn giáo.

Câu 17: Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp nguwofi dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

  • A. kinh tế.      
  • B. chính trị.
  • C. văn hóa.      
  • D. giáo dục.

Câu 18: Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, bố chị là ông K đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi ngăn cản này của ông K đã xâm phạm quyền bình đẳng

  • A. giữa các địa phương
  • B. giữa các giáo hội.

  • C. giữa các tôn giáo.
  • D. giữa các gia đình.

Câu 19: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghỉ, quản lí tổ chức của tôn giáo là:

  • A. tôn giáo.
  • B. tín ngưỡng
  • C. cơ sở tôn giáo.
  • D. hoạt động tôn giáo

Câu 20: Ở nước ta hiện nay các dân tộc còn có sự chênh lệch về:

  • A. Trình độ phát triển văn hóa.
  • B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
  • C. Trình độ phát triển chính trị.
  • D. Trình độ phát triển giáo dục.

Câu 21: Thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc nhằm:

  • A. Rút ngắn khoảng cách chênh lệch, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số vươn lên.
  • B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
  • C. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
  • D. Giữ gìn phong tục tập quán vùng miền.

Câu 22: Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo là:

  • A. tôn giáo
  • B. tín ngưỡng
  • C. Cơ sở tôn giáo
  • D. Hoạt động tôn giáo

Câu 23: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng

  • A. giữa miền ngược với miền xuôi.

  • B. giữa các dân tộc.
  • C. giữa các thành phần dân cư.
  • D. giữa các trường học.

Câu 24: Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tôn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên như thánh thân, chúa trời là

  • A. tôn giáo.
  • B. tín ngưỡng.
  • C. cơ sở tôn giáo.
  • D. hoạt động tôn giáo

Câu 25: Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các daonh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng về chủ trương
  • B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
  • C. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.
  • D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.

Câu 26: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đôi xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, là nội dung của bình đẳng

  • A. giữa các tôn giáo.
  • B. giữa các tín ngưỡng.
  • C. giữa các chức sắc tộc.
  • D. giữa các tín đồ.

Câu 27: Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện khắc phục sự chênh lệch về trình độ:

  • A. Phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau.
  • B. Chính trị giữa các dân tộc.
  • C. Văn hóa giữa các dân tộc.
  • D. Giáo dục giữa các dân tộc.

Câu 28: Các dân tộc thực hiện quyền bình đẳng về chính trị theo hình thức nào?

  • A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
  • B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ nghị trường.
  • C. Dân chủ gián tiếp và dân chủ đại diện.
  • D. Dân chủ nghị trường và dân chủ đại diện.

Câu 29: Chương trình 135: “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi” thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực:

  • A. Chính trị.
  • B. Văn hóa.
  • C. Kinh tế.
  • D. Giáo dục.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận