Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện:

  • A. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ nghỉ sinh con.
  • B. Người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động nữ vì lý do mang thai.
  • C. Lao động nam được ưu tiên về độ tuổi, tiêu chuẩn khi tuyển dụng.
  • D. Người sử dụng lao động không được sa thải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nữ vì lý do nghỉ thai sản.

Câu 2: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng và tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là bình đẳng trong

  • A. Hôn nhân.
  • B. Tình yêu và hôn nhân.
  • C. Gia đình.
  • D. Hôn nhân và gia đình.

Câu 3: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
  • B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
  • C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
  • D. Bình đẳng giữa anh, em cùng họ.

Câu 4. Khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyển thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây ?

  • A. Giữa anh, chị, em với nhau.
  • B. Giữa cha mẹ và con.
  • C. Giữa các thế hệ.
  • D. Giữa mọi thành viên.

Câu 5. Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước trong việc hợp tác liên doanh sản xuất với doanh nghiệp nước ngoài là biểu hiện bình đẳng

  • A. trong kinh doanh.
  • B. trong lao động.
  • C. trong tìm kiếm thị trường.
  • D. trong hợp tác quốc tế.

Câu 6. Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân

  • A. trước pháp luật về kinh doanh.
  • B. trong tuyển dụng lao động.
  • C. trước lợi ích trong kinh doanh.
  • D. trong giấy phép kinh doanh.

Câu 7. Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây ?

  • A. Quan hệ thân nhân.
  • B. Quan hệ tài sản.
  • C. Quan hệ hợp tác.
  • D. Quan hệ tinh thần.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

  • A. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.
  • B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.
  • C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.
  • D. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai.

Câu 9. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

  • A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.
  • B. mọi người đều có quyền lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào.
  • C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.
  • D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.

Câu 10. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

  • A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
  • B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
  • C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
  • D. Cha mẹ được quyền quyết định việc lựa chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?

  • A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.
  • B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
  • C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
  • D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Câu 12. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng trong kinh doanh.
  • B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
  • C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.
  • D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.

Câu 13: Bình đẳng giữa vợ và chông chủ yếu được thể hiện trong quan hệ

  • A. Nhân thân và trong quan hệ tài sản.
  • B. Tình cảm và trong quan hệ kinh tế.
  • C. Nhân thân và trong quan hệ kinh tế.
  • D. Hôn nhân và trong quan hệ sở hữu.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, tự do kinh doanh là:

  • A. Nghĩa vụ của công dân.
  • B. Trách nhiệm của công dân.
  • C. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • D. Quyền của công dân.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

  • A. Vợ và chồng cùng kí tên vào hợp đồng mua bán nhà
  • B. Vợ và chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu nhà
  • C. Vợ và chồng bàn bạc và cùng quyết định chuyển đến sống ở thành phố A
  • D. Chồng đứng tên một mình trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cha mẹ chồng tặng riêng cho chồng

Câu 16: Bộ luật Lao động quy định độ tuổi tối thiểu đế tham gia quan hệ lao động là:

  • A. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Cá nhân từ đủ 17 tuổi trở lên.
  • D. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.

Câu 17. Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?

  • A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
  • B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
  • C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.
  • D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.

Câu 18. Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong qun hệ hôn nhân và gia đình ?

  • A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
  • B. Bình đẳng về quyền tự do.
  • C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.
  • D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

Câu 19: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Bình đẳng giữa vợ và chông.
  • B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
  • C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
  • D. Bình đẳng giữa bên nội và bên ngoại.

Câu 20. Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

  • A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
  • B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.
  • C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
  • D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.

Câu 21. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nội dung bình bình đẳng trong qua hệ nào dưới đây ?

  • A. Quan hệ tình cảm.
  • B. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình.
  • C. Quan hệ thân nhân.
  • D. Quan hệ gia đình.

Câu 22: Trong quan hệ giữa vợ và chồng, bình đẳng trong quan hệ nhân thân thể hiện:

  • A. Người chồng có quyền quyết định việc người vợ có được tiếp tục theo tôn giáo của mình hay không.
  • B. Khi kết hôn, người chồng phải theo tôn giáo của người vợ.
  • C. Khi kết hôn, người vợ phải theo tôn giáo của chồng.
  • D. Vợ chồng tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhau.

Câu 23: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là thể hiện bình đẳng trong

  • A. Gia đình.
  • B. Kết hôn.
  • C. Hồn nhân.
  • D. Cuộc sống.

Câu 24: Bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện ở việc:

  • A. Người chồng cần hi sinh bản thân để tạo điều kiện cho vợ được phát triển.
  • B. Người vợ cần hi sinh bản thân để người chồng phát triển công danh, sự nghiệp.
  • C. Vợ chồng cùng giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
  • D. Cả chồng và vợ đều phải làm việc để có thu nhập như nhau.

Câu 25. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản chung là

  • A. tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
  • B. tài sản có trong gia đình.
  • C. tài sản được cho riêng sau khi kêt hôn.
  • D. tài sản được thừa kế riêng.

Câu 26: Chị My đến công ty A xin việc nhưng bị từ chối vì chị là người dân tộc thiểu số. Công ty A đã vi phạm:

  • A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh
  • B. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
  • C. Quyền bình đắng trong giao kết hợp đồng lao động
  • D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

Câu 27. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đăng vê quyền và nghĩa vụ giữa

  • A. vợ và chồng, ông bà và các cháu
  • B. vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.
  • C. cha mẹ và các con.
  • D. vợ và chẳng, anh, chị, em trong gia đình với nhau

Câu 28. Phát biểu nào thế hiện bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?

  • A. Thời gian làm việc trong ngày của lao động nữ luôn ngắn hơn lao động nam.
  • B. Lao động nam và lao động nữ đều làm mọi công việc như nhau, không cần xét đến đặc điểm về chức năng sinh lý.
  • C. Cá lao động nam và lao động nữ đều phải làm việt như nhau kế cả nặng nhọc, độc hại và ảnh hưởng đến chức năng nuôi con.
  • D. Không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ.

Câu 29: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

  • A. người chồng phải ĐIỮ VaI trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình
  • B. vợ chỉ làm nội trợ và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chỉ tiêu hàng ngày của gia đình,
  • C. vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
  • D. người chồng quyệt định việc giáo dục con cái còn vợ chỉ giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ chồng.

Câu 30. Biểu hiện của bình đắng trong hôn nhân là

  • A. chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái. .
  • B. chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
  • C. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
  • D. người chồng quyêt định việc lựa chọn các hình thức kinh doanh trong gia đình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận