Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P3)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?

  • A. Cùng làm việc như nhau nhưng nam được ưu tiên hơn
  • B. Được đối xử bình đẳng về mọi mặt tại nơi làm việc
  • C. Nam được đào tạo bồi dưỡng làm lãnh đạo, quản lí
  • D. Nữ bị sa thải ngay sau khi sinh con nhỏ

Câu 2: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động không gồm nội dung nào dưới đây?

  • A. Mọi người đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình.
  • B. Mọi người có quyền lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào mà bản thân thấy thích.
  • C. Mọi người có quyền lựa chọn nơi để làm việc phù hợp với khả năng của mình.
  • D. Mọi người có quyền lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình

Câu 3: Lan tốt nghiệp kỹ sư cơ khí nhưng do là nữ nên đi bất cứ xí nghiệp nào Lan cũng không được nhận. Biểu hiện trên đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  • A. Công dân bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.
  • B. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyên lao động.
  • C. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 4: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

  • A. Hôn nhân       
  • B. Hòa giải 
  • C. Li hôn             
  • D. Li thân.

Câu 5: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

  • A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
  • B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
  • C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là:

  • A. Không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
  • B. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
  • C. Không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
  • D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.

Câu 7: Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.
  • B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 8: Quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và lợi ích cho xã hội được gọi là:

  • A. Quyền lao động.
  • B. Tự do sử dụng lao động.
  • C. Quyền làm việc.
  • D. Tự do lựa chọn việc làm.

Câu 9: Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng:

  • A. trong kinh doanh.             
  • B. trong lao động.
  • C. trong đời sống xã hội.     
  • D. trong hợp tác.

Câu 10: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện của bình đẳng

  • A. trong giao kết hợp đồng lao động.
  • B. trong tìm kiếm việc làm.
  • C. trong việc tự do sử dụng sức lao động.
  • D. về quyền có việc làm.

Câu 11: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình
  • B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái
  • C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
  • D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 12: Mai tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ răng hàm mặt nhưng bố Mai bắt buộc Mai làm việc trong cơ quan bố là bệnh viện sản khoa. Bố Mai đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  • A. Công dân bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.
  • B. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • C. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 13: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
  • B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 14: Trong quan hệ lao động cụ thế, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện qua:

  • A. Hợp đồng lao động.
  • B. Giao kết lao động.
  • C. Pháp luật lao động.
  • D. Các văn bản về lao động

Câu 15: Chị B có chồng là anh A. Bạn chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là:

  • A. tài sản chung của chị H và anh Y.
  • B. tài sản riêng của chị H hoặc tài sản riêng của anh Y
  • C. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật
  • D. Tất cả ý trên

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động?

  • A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
  • B. Tự do, bình đẳng, bác ái.
  • C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
  • D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em ?

  • A. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
  • B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
  • C. Quan hệ nhân thân.
  • D. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây được coi là bình đẳng trong lao động?

  • A. Không sử dụng lao động phổ thông.
  • B. Chỉ sử dụng lao động nam.
  • C. Không nhận lao động quê Hà Tĩnh và Thanh Hóa.
  • D. Ưu tiên người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Câu 19: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về:

  • A. Việc làm, tiền công, quyền và nghĩa vụ mỗi bên.
  • B. Việc làm, các nhu cầu phát sinh, quyền và nghĩa vụ mỗi bên.
  • C. Việc làm có trả công, điều kiện lao động và nghĩa vụ mỗi bên.
  • D. Việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây vi phạm bình đẳng trong thực hiện quyền lao động của công dân?

  • A. Sau một thời gian làm việc ở Sở Du lịch tỉnh H, anh A đã xin nghỉ việc ra ngoài mở công ty riêng để kinh doanh
  • B. Mặc dù cùng được tuyển dụng một lần nhưng B được công ty trả lương cao hơn C vì có trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn
  • C. Trong thông báo tuyển dụng lao động của ngân hàng A có một tiêu chí "con cán bộ đang công tác tại ngân hàng khi xét tuyển sẽ được cộng thêm 30 điểm trong thang điểm 100.
  • D. Sau khi nộp hồ sơ và tham gia phỏng vấn xin việc ở 3 công ty A, B và C. Cả 3 công ty đều thông báo nhận X vào làm việc. Trên cơ sở  tham khảo ý kiến của nhiều người và sự cân nhắc của bản thân, X đã chọn vào làm việc ở công ty B.

 

Câu 21: Trường hợp nào sau đây thê hiện sự không bình đăng trong quan hệ giữa cha mẹ và con?

  • A. Cha mẹ chỉ cho con trai thừa kế tài sản mà không cho con gái.
  • B. Cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ và con nuôi như nhau.
  • C. Mọi công việc trong gia đình cha mẹ đều hỏi ý kiến của các con trước khi quyết định.
  • D. Trong các số các con, người con trai bị khuyết tật bầm sinh luôn được cha mẹ yêu thương, lo lăng, quan tâm nhất.

Câu 22: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con?

  • A. Trong nhà ông B, mỗi khi có chuyện gì đó thì các con thường hay thủ thỉ, chia sẻ với mẹ nhiều hơn so với cha.
  • B. Mỗi lần thấy cha mẹ xử sự có gì đó chưa đúng, A thường tìm cách nói chuyện và góp ý nhẹ nhàng với cha mẹ.
  • C. Mẹ H mất sớm nên cha H đi bước nữa. Người mẹ kế rất yêu thương, quan tâm, chăm sóc H và H cũng kính trọng, yêu thương, chăm sóc bà như mẹ ruột của mình.
  • D. Bà P cả đời vất vả nuôi các con khôn lớn. Tất cả đều đã có gia đình riêng nhưng vì kinh tế khó khăn nên không đứa nào có điều kiện để nuôi bà. Dù đã 78 tuổi, bà vẫn phải đi bán vé số để tự kiếm sống.

Câu 23: Anh Nam ký kết hợp đồng lao động với công ty A với chức năng, nhiệm vụ nhân viên kinh doanh. Sau đó công ty A lại bố trí cho anh Nam công việc vệ sinh dọn dẹp văn phòng. Công ty A đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  • A. Công dân bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.
  • B. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyên lao động.
  • C. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 24: Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân

  • A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.
  • B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.
  • C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ".
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không thể hiện sự bình đẳng giữa ông bà và cháu?

  • A. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyên trông nom, chăm sóc cháu.
  • B. Các cháu có bốn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.
  • C. Vì B là cháu trai đích tôn duy nhất nên ông bà cho phép B làm tất cả và đáp ứng ngay những gì B muốn và thích
  • D. Các cháu chỉ cần kính trọng ông bà, còn nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà nội, ngoại là nhiệm vụ của bố mẹ các cháu.

Câu 26: Bình đăng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước là biểu hiện cụ thể của bình đẳng trong

  • A. Quan hệ nam nữ.
  • B. Sản xuất.
  • C. Quan hệ về giới.
  • D. Lao động.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con?

  • A. Đói lòng ăn hột chả là/Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
  • B. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/Con nuôi cha mẹ kể tháng, kể ngày.
  • C. Một mẹ nuôi nổi mười con/Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa.
  • D. Mẹ cha còn sống thì chẳng cho ăn/Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi.

Câu 28: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế được hiểu là công dân bình đẳng trong

  • A. Khả năng lao động.
  • B. Thực hiện nghĩa vụ lao động.
  • C. Thực hiện quyền lao động.
  • D. Lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.

Câu 29: Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng ?

  • A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
  • B. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
  • C. Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  • D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Câu 30: Mỗi doanh nghiệp đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nước ta là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
  • B. Bình đẳng trong kinh tế.
  • C. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.
  • D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận