Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?

  • A. Phổ thông
  • B. Trực tiếp
  • C. Công khai
  • D. Bình đẳng

Câu 2: “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.

  • A. Quyền khiếu nại       
  • B. Quyền bầu cử
  • C. Quyền tố cáo.           
  • D. Quyền góp ý

Câu 3: Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng viên chính thức?

  • A. Hội đồng nhân dân
  • B. Uỷ ban nhân dân
  • C. Huyện ủy
  • D. Mặt trận Tổ quốc

Câu 4: Đâu câu trả lời đúng nhất về quyền bầu cử, ứng cử?

  • A. Là cơ sở để hình thành các cơ quan quyên lực nhà nước.
  • B. Không cần bầu cử, ứng cử đề xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước
  • C. Người tàn tật thì không có quyên bầu cử, ứng cử
  • D. Người dân tộc thiểu số không được tự ứng cử

Câu 5: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

  • A. Quyền tố cáo       
  • B. Quyền ứng cử
  • C. Quyền bãi nại.     
  • D. Quyền khiếu nại

Câu 6: Ông X đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng thì diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân Các cập. Vậy ông X:

  • A. có quyền bầu cử.
  • B. có quyền ứng cử.
  • C. không được bầu cử.
  • D. không được ứng cử.

Câu 7: Quyền bầu cử của công dân được quy định :

  • A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
  • B. Ai cũng có quyền bầu cử.
  • C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.
  • D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử.

Câu 8: Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Quyền ứng cử.
  • B. Quyền bầu cử.
  • C. Quyền tham gia vào quản lí xã hội.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 9: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

  • A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
  • B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
  • C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
  • D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 10: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?

  • A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.
  • B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.
  • C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.
  • D. Người đang đi công tác xa nhà.

Câu 11: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?

  • A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.
  • B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.
  • C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.
  • D. Người đang đi công tác xa nhà.

Câu 12: Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

  • A. Đang điều trị ở bệnh viện.
  • B. Đang thi hành án phạt
  • C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
  • D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

Câu 13: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là

  • A. 21/5/1990         
  • B. 21/4/1991 
  • C. 21/5/1994.       
  • D. 21/5/1993

Câu 14: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

  • A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
  • B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
  • C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
  • D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không được bầu cử?

  • A. Người đang bị tạm giam hình sự.
  • B. Người đang nằm bệnh viện
  • C. Người không biết chữ
  • D. Người khổng có hộ khẩu tại nơi bầu cử

Câu 16: Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện

  • A. quyền tham gia quản lý nhà nước.
  • B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội.
  • C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
  • D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 17: Ai dưới đây có quyền khiếu nại ?

  • A. Mọi cá nhân, tổ chức.
  • B. Chỉ có cá nhân.
  • C. Những người từ 20 tuổi trở lên.
  • D. Chỉ những người là công chức nhà nước.

Câu 18: Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

  • A. bình đẳng.      
  • B. phổ thông.
  • C. công bẳng.      
  • D. dân chủ.

Câu 19: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

  • A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
  • B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
  • C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
  • D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 20: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

  • A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
  • B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
  • C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
  • D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu 21: Trong quá trình bầu cử; việc cử tri không thể tự mình viết được phiêu bầu thì nhờ người khác việt hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đẫ thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?

  • A. Phổ thông.
  • B. Bình đăng.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bỏ phiếu kín.

Câu 22: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?

  • A. Từ đủ 18 tuổi
  • B. Từ đủ 19 tuổi.
  • C. Từ đủ 20 tuổi
  • D. Từ đủ 21 tuổi.

Câu 23: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp. 
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp
  • C. Hình thức dân chủ tập trung. 
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 24: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Phổ thông.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Bỏ phiếu kín.
  • D. Bình đẳng.

Câu 25: Trong quá trình bâu cử, việc mỗi lá phiêu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

  • A. Phổ thông.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Bỏ phiếu kín.
  • D. Bình đẳng.

Câu 26: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử?

  • A. Phổ thông.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Bỏ phiếu kín.
  • D. Bình đẳng.

Câu 27: Nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là: 

  • A. bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân
  • C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
  • D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân

Câu 28: Quyền bâu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để:

  • A. Thực hiện cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
  • B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp
  • C. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri 
  • D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước

Câu 29: Giả sử, ngày 22/5/2017 Việt Nam tiến hành bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân có ngày sinh nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử? 

  • A. 21/5/1995
  • B. 21/4/1998
  • C. 21/5/1999
  • D. 21/5/2000 

Câu 30: Nhân viên Tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho người này, gạch tên người kia là vi phạm quyền nào đưới đây của công dân?

  • A. Quyền bầu cử.
  • B. Quyền ứng cử.
  • C. Quyền bình đẳng.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác