Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P2)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Công dân với cộng đồng (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sang hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết là biểu hiện của
A. Hợp tác.
- B. Chung sức.
- C. Cộng đồng.
- D. Trách nhiệm.
Câu 2: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh
- A. trong một số trường hợp.
- B. để làm giàu cho gia đình mình.
- C. để chinh phục thiên nhiên.
D. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
- A. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- B. Nhân ái, thương yêu con người.
C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
- D. Sẵn sang giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
Câu 4: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là
- A. Sống thân thiện.
B. Sống hòa nhập.
- C. Sống vô tư.
- D. Sống hợp tác.
Câu 5: Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của
- A. Sống có trách nhiệm.
B. Sống hòa nhập.
- C. Sống hợp tác.
- D. Sống tích cực.
Câu 6: Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?
- A. Trách nhiệm.
B. Nhân nghĩa.
- C. Thương người
- D. Thân ái.
Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?
- A. Sống tự do trong xã hội.
B. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.
- C. Sống theo sở thích cá nhân.
- D. Sống phù hợp với thời đại.
Câu 8: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lân nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. Hợp tác.
- B. Đoàn kết.
- C. Giúp đỡ.
- D. Đồng lòng.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện sống hòa nhập?
- A. Chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè.
- B. Tích cực tham gia mọi sinh hoạt tập thể.
- C. Gần gũi, vui vẻ, cởi mở với mọi người.
D. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác.
Câu 10: Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong
A. sinh hoạt xã hội.
- B. quy định nhà nước.
- C. quy định pháp luật.
- D. quy định xã hội.
Câu 11:Mọi người cần phải hợp tác vì lý do nào sau đây?
- A. Vì mỗi người không thể tự hoàn thành công việc riêng.
B. Vì hợp tác đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
- C. Vì sự phân công trong xã hội.
- D. Vì mỗi người đều có tính sáng tạo.
Câu 12: Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bắt hòa với người khác gọi là
- A. pháp luật.
- B nhân nghĩa
- C. sự hợp tác.
D. sống hòa thuận
Câu 13: Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây?
- A. Tự giác, tự lực, tự chủ.
B. Tự nguyện, bình đẳng.
- C. Cần cù, sang tạo.
- D. Nhiệt tình, chân thành.
Câu 14: Biết hợp tác trong công việc chung là yêu cầu đối với mỗi công dân trong
A. Xã hội hiện đại.
- B. Xã hội cũ.
- C. Xã hội tương lai.
- D. Xã hội công nghiệp.
Câu 15: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có them niềm vui và sức mạnh
- A. Trong một số trường hợp.
B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- C. Để làm giàu cho gia đình mình.
- D. Để chinh phục thiên nhiên.
Câu 16: Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?
- A. Yêu nước, yêu tập thể.
B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
- C. Rộng lượng, chân thành.
- D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 17: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy
- A. hạnh phúc và tự hào hơn.
- B. tự tin, cởi mở, chan hòa.
C. đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.
- D. có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu 18: Câu nào dưới đây không nói về sự hòa nhập?
- A. Đồng cam cộng khổ.
- B. Chung lưng đấu cật.
C. Chết cả đống còn hơn sống một người.
- D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
Câu 19: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội gọi là:
- A. tập thể.
B. cộng đồng
- C. dân cư.
- D. làng xóm.
Câu 20: Đoàn trường THPT X tổ chức chương trình: “Tết sum vầy - kết nối - yêu thương” gây quỹ để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của Đoàn trường là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?
A. Nhân nghĩa
- B. Hòa nhập
- C. Tự giác
- D. Yêu thương người nghèo khổ.
Câu 21: Để chuẩn bị cho tiết thao giảng, sau khi cô giáo giao nhiệm vụ thực hiện dự án. Các thành viên của các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhóm trưởng. Cuối cùng các nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất kết quả chung. Việc làm của các nhóm là biểu hiện nào dưới đây trong học tập?
A. Hợp tác
- B. Khoa học
- C. làm viêc có kế hoạch.
- D. Làm việc nghiêm túc
Câu 22: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là
- A. sống thân thiện.
B. sống hòa nhập.
- C. sống vô tư.
- D. sống hợp tác.
Câu 23: Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói lên điều gì?
A. Hợp tác.
- B. Nghĩa vụ.
C. Hòa nhập.
- D. Nhân nghĩa.
Câu 24: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
- A. Nhân nghĩa.
B. Hòa nhập.
- C. Nhân ái.
- D. Hợp tác.
Xem toàn bộ: Bài 13: Công dân với cộng đồng
Bình luận