Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Kết nối bài 6: Viết bài văn tả người (bài viết số 1)

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 6: Viết bài văn tả người (bài viết số 1). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Bài văn tả người có nhiệm vụ gì?

Câu 2: Các đặc điểm nào của người có thể được miêu tả trong bài văn tả người?

Câu 3: Để tả một người, em cần quan sát những gì?

Câu 4: Tại sao cần miêu tả các hoạt động của người trong bài văn tả người?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: 

“Ầu ơ … Con ơi, con ngủ cho ngoan…” Câu ca dao bà ru mẹ, mẹ ru con từ đời này qua đời khác mà sao nghe vẫn cứ ngậm ngùi và da diết đến thế! Mẹ thương con từ những câu hát ru đến lời thương, câu mắng và trong từng cái ôm dịu dàng…

Như bao người nông dân ở những vùng quê nghèo khác, mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân giản dị, chân chất. Mang vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông truyền thống, mẹ mang dáng người cân đối, gương mặt trái xoan ưa nhìn và nước da đã không còn mịn màng bởi dạn dày sương gió. Cái dịu dàng và nhẹ nhàng đã thấm vào mẹ tôi từ lời ăn tiếng nói, dáng đi và cách ứng xử của mẹ với mọi người và với cuộc sống.

   Mẹ tôi vẫn luôn mang theo quan niệm của những người nông dân những vùng quê nghèo: mong ước con mình chỉ cần chăm ngoan học giỏi thì chịu bao nhiêu vất vả, đau khổ mẹ cũng chịu được. Những con người vì cuộc sống mưu sinh mà luôn dang dở ước mơ với những con chữ nên đã gửi cả ước mơ và hạnh phúc của mình vào những bước chân đến trường của con. Nhưng ngày ấy tôi không hiểu được điều đó…

Từ khi tôi biết đến những con chữ và việc học, mẹ luôn nhắc nhở tôi phải học, cố gắng học và học cho thật giỏi. Hoàn cảnh nhà không có điều kiện như bạn bè cùng trang lứa, nhưng mẹ không bao giờ để cho tôi làm những việc mưu sinh, nặng nhọc của mẹ. Và tôi chỉ có việc học, học và học. Nhưng nhìn thấy mẹ mình, ngày ngày vất vả ngược xuôi, đi gom nhặt ve chai từ sáng sớm đến tối muộn mới về, tôi không chịu được. Tôi thường giúp mẹ phân loại đống ve chai mà mẹ đã đem về. Mẹ không đồng ý, nhưng vì tôi hứa là mình đã làm xong bài tập cứ xông vào đống ve chai nên mẹ cũng đành hết cách.

Buổi tối hôm đó, tôi thấy mẹ về muộn hơn thường lệ. Chưa làm xong bài kiểm tra hôm đó, nhưng thấy mẹ về là tôi đã vội chạy ra đón. “Hôm nay công việc sẽ rất nhiều đây. Nhiều thế này sao có thể để mẹ làm một mình rồi”- tôi nghĩ thế và chắc chắn sẽ phải giúp mẹ. Tôi chắc chắn với mẹ là mình đã hoàn thành xong các bài tập, và cả học bài nữa. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm để tôi giúp mẹ. Vậy mà, công việc đến gần đêm mới xong, không biết mẹ làm một mình thì đến bao giờ?

Thành tích của tôi luôn rất tốt, đứng trong top đầu của lớp. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không làm bài. Vì thế, tôi nhận một con 0 đầu tiên trong bao nhiêu năm đi học của mình. “Làm sao bây giờ, mẹ mà biết thì, thì …”, tôi không dám tưởng tượng hậu quả đâu. Tôi không sợ mẹ mắng, mẹ đánh mà chỉ sợ mẹ buồn thôi. Nhưng về nhà, tôi thấy mẹ ở đó, không nói năng gì cả. Mẹ đã biết rồi. Tôi lo lắng, rồi sợ hãi. Mẹ không nói, mẹ chỉ khóc. Giọt nước mắt mẹ lăn dài xen với tiếng nức nở làm lòng tôi đau như cắt. Tôi không thể chịu nổi như thế nên đã quyết định nói gì đó, nhưng tất cả chỉ có ba chữ “Con xin lỗi” được thốt ra.

Mẹ khóc là vì mẹ mà việc học của con mới bị ảnh hưởng. Mẹ đã không làm tốt vai trò người mẹ. Mẹ …

Cuối cùng mẹ cũng chịu nói. Đúng, đó là lỗi của mẹ. Mẹ đã không cho tôi được thể hiện tình yêu của mình với mẹ, nên tôi mới phải nói dối để làm thế. Mẹ đã dành cả tình yêu cho tôi nhưng đã không đúng cách, mẹ đã không hiểu tôi. Vì thế, cả tôi, cả mẹ đều không đúng.

Và mẹ và tôi đã khóc. Những giọt nước mắt khởi đầu cho những niềm vui và tình yêu mới. Ngoài kia, những tia nắng vàng mới rực rỡ đến như vậy.

(Bài viết của học sinh)

Câu 1: Đoạn mở bài của bài văn trên được viết theo cách nào? Vì sao?

Câu 2: Bài viết đã miêu tả những đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người mẹ như thế nào?

Câu 3: Bài viết đã miêu tả tính cách của mẹ như thế nào?

Câu 4: Đoạn kết bài của bài văn trên được viết theo cách nào? Vì sao?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em hãy viết bài văn về một nghệ sĩ hài mà em thích.

Câu 2: Viết bài văn tả lại thầy/ cô giáo, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ.
Câu 3: Hãy viết bài văn tả một người thân trong gia đình mà em quý mến.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 6: Viết bài văn tả người (bài, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 6: Viết bài văn tả người (bài, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 KNTT bài 6: Viết bài văn tả người (bài

Bình luận

Giải bài tập những môn khác