Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Kết nối bài 29: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 29: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Mục đích chính của việc liên kết câu trong một đoạn văn là gì?

Câu 2: Các phép liên kết câu thường gặp là gì?

Câu 3: Phép lặp là gì và có tác dụng gì trong việc liên kết câu?

Câu 4: Phép thế là gì và có tác dụng gì trong việc liên kết câu?

Câu 5: Phép nối là gì và có tác dụng gì trong việc liên kết câu?

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Hãy đặt một câu mở đầu cho đoạn văn tả cảnh một buổi sáng mùa hè, sử dụng phép lặp.

Câu 2: Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào?

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết ông ta xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Câu 3: Từ in đậm trong câu “Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”. là gì?

Câu 4: Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong câu sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra tính liên kết hình thức của các đoạn trích sau

Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 2: Đọc đoạn trích sau:

“Thời trẻ, Lép Tôn-xtôi hay có những hành động bột phát. Có lúc Tôn-xtôi tự mình leo lên cây bằng một nửa mái tóc. Sau đó, Tôn-xtôi lại cạo sạch lông mày. Tôn-xtôi muốn tìm hiểu xem đối với những hành động như vậy, mọi người có phản ứng như thế nào. Có hôm, Tôn-xtôi muốn mình cũng được bay như chim. Thế là Tôn-xtôi trèo lên gác, chui qua cửa sổ lao xuống sân với đôi cánh tay dang rộng như cánh chim. Khi mọi người chạy đến, thấy Tôn-xtôi nằm ngất lịm ở giữa sân.”

Câu hỏi: Tìm từ trùng lặp nhiều lần trong đoạn trích trên. Có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa không?

Câu 3: Dùng từ ngữ thay thế cho các từ ngữ đi trước và đặt vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau.

Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Trước khi cưới, chồng………….là một ngưới dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây chỉ thấy ………….cau có gắt gỏng. Không biết làm thế nào…………..đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 29: Luyện tập về liên kết câu, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 29: Luyện tập về liên kết câu, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 KNTT bài 29: Luyện tập về liên kết câu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác