Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Kết nối bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ?

Câu 2: Tác dụng của việc liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ trong bài viết là gì?

Câu 3: Liệt kê một số từ ngữ thường được dùng để thay thế trong liên kết câu.

Câu 4: Tại sao từ ngữ thay thế lại quan trọng trong việc liên kết câu?

Câu 5: Khi nào không nên sử dụng từ ngữ thay thế trong liên kết câu?

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn văn dưới đây, em hãy chỉ ra từ ngữ thay thế giúp liên kết câu:

Dưới ánh nắng mặt trời, khu vườn tràn ngập sắc màu của hoa. Những cánh hoa hồng nở rộ, toả hương ngọt ngào khắp không gian. Những chú ong, bướm bay lượn quanh từng bông hoa, tạo nên một bức tranh sinh động. Chúng chăm chỉ hút mật, mang lại sức sống cho khu vườn. Mỗi lần chúng bay qua, không gian như thêm phần tươi mới và rực rỡ.

Câu 2: Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong các câu văn sau.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Thủy tinh thua trận bèn rút quân. Nhưng từ đó, vị thần nước năm nào cũng dâng nước lên cao.

Tôi đã học thuộc bài thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tác phẩm ấy, tác giả đã miêu tả cơn mưa rất sinh động.

Câu 3: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

a) Hoan hô anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất

Sống hiên ngang bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.

(Tố Hữu)

b) Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.

(Tố Hữu)

Câu 4: Đọc đoạn trích sau:

Thời trẻ, Lép Tôn-xtôi hay có những hành động bột phát. Có lúc Tôn-xtôi tự mình leo lên cây bằng một nửa mái tóc. Sau đó, Tôn-xtôi lại cạo sạch lông mày. Tôn-xtôi muốn tìm hiểu xem đối với những hành động như vậy, mọi người có phản ứng như thế nào. Có hôm, Tôn-xtôi muốn mình cũng được bay như chim. Thế là Tôn-xtôi trèo lên gác, chui qua cửa sổ lao xuống sân với đôi cánh tay dang rộng như cánh chim. Khi mọi người chạy đến, thấy Tôn-xtôi nằm ngất lịm ở giữa sân.

a) Tìm từ trùng lặp nhiều lần trong đoạn trích trên. Có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa không ?

b) Từ ngữ thay thế ở đây là từ ngữ nào? Chép lại đoạn trích sau khi đã thay thế từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề "Trồng cây gây rừng’’ , trong đó sử dụng phương pháp thay thế từ ngữ để liên kết các câu.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh vật mùa xuân, sử dụng phương pháp thay thế từ ngữ để liên kết các câu.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại hoạt động của em và gia đình trong ngày tết Trung thu, trong đó có sử dụng biện pháp thế để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp thế trong đoạn văn của em.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 KNTT bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác