Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Câu 3: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 4: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 6: Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Câu 7: Trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.

Câu 8: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Câu 9: Nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Câu 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong thời kì Bắc thuộc.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: Đoạn trích dưới đây cho em hiểu điều gì về nghệ thuật quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thắng cường bạo

Chẳng đánh người mà chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

Câu 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả trời đất

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

(Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo)

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Lời khẳng định trên gợi cho em suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về di tích chùa Trấn Quốc.

Câu 4: Theo em, việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,…thể hiện điều gì?

Câu 4: Nhận định về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có ý kiến cho rằng “Trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập”.

Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

Câu 5: Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?

Câu 6: Nghĩa quân Tây Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng truyền thống của dân tộc trong lịch sử?

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Khai thác bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).

Câu 2: Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX), Bài tập tự luận Lịch sử bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX), Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX), Tự luận Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác