Tóm tắt kiến thức lịch sử 11 chân trời bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 11 chân trời bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU THỜI BẮC THUỘC

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(40 – 43)

Nhà Đông Hán

- Năm 40: khởi nghĩa nổ ra ở Hát Môn, lan ra các quận, huyện.

- Năm 40 – 42: xây dựng chính quyền tự chủ.

- Tháng 4/42: quân Hán đàn áp cuộc khởi nghĩa.

- Quân Hán bị đánh tan.

- Thái thú Tô Định bỏ trốn về Nam Hải.

- Nền độc lập tự chủ của dân tộc được khôi phục trong 3 năm.

Lần đầu tiên sau hơn 200 năm mất nước, người Việt đã đứng lên dựng khởi nghĩa chống giặc, giành lại độc lập, đánh dấu sự thức tỉnh ý thức dân tộc, lòng yêu nước.

- Tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm.
- Lập căn cứ, xây dựng lực lượng ở rừng núi.

- Đấu tranh chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

- Hình thành truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”



Khởi nghĩa 

Bà Triệu (248)

Nhà Ngô

- Nổ ra ở Núi Nưa (Thanh Hóa).

- Quân Ngô tăng cường đàn áp cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa lan rộng khắp Giao Châu và thắng lợi.

- Thứ sử Giao Châu bị giết, toàn thể Giao Châu chấn động.

- Thể hiện chí khí quật cường, sự hi sinh anh dũng của Bà Triệu.

- Làm kẻ thù khiếp sợ.

- Cổ vũ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của người Việt.

 

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1

Khởi nghĩa 

Lý Bí

(542 - 544)

Nhà Lương

- Năm 542: Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chính quyền nhà Lương.

- Năm 543 – 544: chống lại các cuộc tấn công của nhà Lương.

- Tháng 2/544: Lý Bí làm chủ Giao Châu.

- Đánh chiếm được thành Long Biên, đẩy lùi các cuộc phản công của quân Lương.

- Khôi phục nền độc lập.

- Lập triều Tiền Lý và nước Vạn Xuân

- Sự ra đời nước Vạn Xuân thể hiện mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc; khẳng định nền độc lập.

Lý Bí, Triệu Quang Phục biết lập căn cứ, dựa vào địa hình, địa thế, lấy yếu chống mạnh (lịch sử quân sự gọi là cách đánh du kích).

2

Khởi nghĩa 

Phùng Hưng (766 – 791)

Nhà Đường

- Năm 766: khởi nghĩa nổ ra ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội).

- Năm 782: đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội).

- Năm 791: nhà Đường tăng cường uy hiếp.

- Làm chủ Đường Lâm, xây dựng, củng cố chính quyền tự chủ.

- Năm 791: nhà Đường chiếm lại Tống Bình.

Là minh chứng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa đã nuôi dưỡng quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta trong hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc.

II. KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Thời gian

Bối cảnh

lịch sử

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1418 - 1423

- Năm 1407, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

- Chính quyền đô hộ nhà Minh thẳng tay đàn áp, khủng bố dân chúng, lập nền thống trị hà khắc, vơ vét, phá hoại của cải, thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt.

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hóa).

- Thực hiện kế sách tạm hòa hoãn với quân Minh.

- Quét sạch quân Minh ra khỏi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh.

- Tiêu biểu cho ý chí, tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt TK XV.

- Đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ.

- Mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử dân tộc.

- Bộ chỉ huy khởi nghĩa chú trọng tiến hành chiến tranh dựa vào nhân dân, mang tính chất nhân dân.

- Lập căn cứ, tiến hành chiến tranh du kích, phát triển lực lượng, đánh vây thành, diệt viện.

- Kháng chiến lâu dài, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh tâm lí, ngoại giao để kết thúc chiến tranh.

1424 - 1425

- Nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu – Bồ Ải.

- Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa.

1426 – 1427

- Tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hóa, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.

- Vây hãm thành Đông Quan, buộc Vương Thông và 10 vạn quân cố thủ chờ viện binh.

- Giành thắng lợi ở Chi Lăng – Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy.

- Cuối năm 1427: Vương Thông xin hàng.

III. PHONG TRÀO TÂY SƠN

Thời gian

Bối cảnh

lịch sử

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Bài học lịch sử

1771 -1773

- Giữa TK XVIII, tình trạng kinh tế suy thoái, thuế khóa nặng nề, quan lại nhũng loạn ở Đàng Trong ngày càng nghiêm trọng.

- Trương Phúc Loan lạm quyền.

- Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, lật đổ triều đình.

- Làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

- Là sự phát triển của phong trào nông dân khởi nghĩa chống áp bức thành phong trào dân tộc chống xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Phong trào giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục thống nhất đất nước. 

Để lại những bài học quý về tư tưởng, nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm: 

- Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

- Bố trí lực lượng, chớp thời cơ nhanh chóng, tổ chức tiêu diệt địch.

- Huy động sức mạnh toàn dân. 

  
  

IV. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Bài học lịch sử

Ý nghĩa

Ví dụ cụ thể

Quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân.

- Nêu cao tính dân tộc và tính chính nghĩa, là cơ sở tập hợp sức mạnh quần chúng, hình thành thế trận toàn dân đánh giặc.

- Có giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tương truyền, khi phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Đông Hán, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.”

- Trần Hưng Đạo đã khẳng định ý chí của dân chúng chính là thành trì vững chắc nhất để giữ nước bằng tư tưởng “chúng chí thành thành” (lòng dân là bức tường thành vững chắc). Nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng, lắng nghe ý kiến trăm họ; huy động sức dân thực hiện kế “thanh dã”, gây cho địch nhiều tổn thất, tạo ra thời cơ phản công chiến lược.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn nhận thức: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi).

- Hồ Nguyên Trừng thừa nhận: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. 

Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc.

Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. 

Trước khi phát động khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng hào kiệt đã lập Hội thề Lũng Nhai, nêu cao quyết tâm đoàn kết giệt giặc Minh. Trong quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã nêu cao đạo lí: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

Nghệ thuật quân sự

- Được tích lũy qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Là kho tàng trí tuệ của thế hệ đi trước giúp con cháu bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Quá trình dựng nước song hành cùng giữ nước, dân tộc tộc Việt Nam thường xuyên đối mặt với chiến tranh nên luôn có thiện chí giải quyết hòa bình xung đột.

- Nghệ thuật “tiên phát chế nhân”: chủ động tấn công để phòng thủ, lo giữ nước từ khi nước chưa nguy (Lê Thánh Tông).

- Kế “thanh dã”, tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện thế trận “toàn dân đánh giặc”.

- Nghệ thuật “lấy đoản binh để chế trường trận”, dùng binh phải biết rõ tình hình thực hư của địch, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn.

- Sử dụng ngoại giao, nêu cao tính chính nghĩa của chiến tranh một cách hòa bình, tránh nguy cơ chiến tranh trong tương lai. 

- “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở Hội thề Đông Quan, cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, dập tắt nguy cơ chiến tranh.

Với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Những bài học lịch sử về tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân, về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, về nghệ thuật quân sự,… của thế hệ trước vẫn còn nguyên giá trị nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại khi vận dụng những bài học lịch sử vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX), kiến thức trọng tâm lịch sử chân trời bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX), nội dung chính bài Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác