Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tự do tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu như thế nào?

Câu 2: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Câu 3: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ gây ra hậu quả gì?

Câu 4: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Câu 5: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Người có hành vi lợi dùng các quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của cá nhân, tổ chức khác sẽ bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Câu 2: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

Câu 3: Song hành cùng với các quyền tự do trong tôn giáo tín ngưỡng thì công dân còn phải chấp hành nghiêm chỉnh điều gì trong quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng?

Câu 4: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

Câu 5: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân? 

 

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ở xã X thuộc tỉnh H, người dân theo các tôn giáo khác nhau và chung sống rất đoàn kết. Gần đây, xuất hiện một số người đến xã X lấy danh nghĩa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền về một tôn giáo mới. Từ khi nhóm người này xuất hiện thì nhiều người dân trong xã trở nên sống khép kín, ít giao lưu, có người còn từ chối tham gia các hoạt động cộng đồng và tụ tập làm mất trật tự an toàn xã hội.

Nếu là người dân của xã X, em sẽ làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Câu 2: Thấy hàng xóm có hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp uật, B không đồng tình nhưng không biết làm cách nào để ngăn cản hành vi đó.

Nếu là B, em sẽ xử lí như thế nào?

Câu 3: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?

Câu 4: Khi nhận thấy nhóm hội tín ngưỡng của mình vẫn còn thiếu nhiều thành viên, bà B đã đi đến cổng trường học tuyên truyền và lôi kéo các em học sinh tin và theo bà cùng truyền giáo. Theo em hành động của bà B có đúng không?

Câu 5: Là một người không theo bất kì tôn giáo nào, nhưng chị N luôn muốn được tìm hiểu rõ nét hơn về đời sống tinh thần của những người theo tôn giáo, nên chị đã tìm đọc nhiều tài liệu về các tôn giáo khác nhau. Theo em, hành động của chị N thể hiện điều gì?

  1. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1: Trong lớp của M có một số bạn theo tôn giáo và một số bạn không theo tôn giáo. M cho rằng, khi tham gia các hoạt động của lớp thì nên tách thành các nhóm theo tôn giáo và không theo tôn giáo để thuận tiện trong triển khải các hoạt động.

  1. a) Nếu là M trong tình huống trên, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa cụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
  2. b) Em hãy nhận xét suy nghĩ của M. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

Câu 2: Tình cờ trong một lần đi chơi H vô tình nhìn thấy một nhóm người đang đưa thông tin và dụ dỗ K tham gia vào nhóm hội tôn giáo của họ. H đã từng đọc được thông tin về việc rất nhiều các “đạo lạ” không được cho phép hoạt động đang cố gắng lôi kéo những người cả tin tham gia vào đội nhóm của họ, để truyền bá các thông tin không chính xác nhằm mục đích bôi nhọ Chính quyền và chủ trương của Nhà nước. Nếu em là H, em nên làm gì để giúp K không bị những người xấu dụ dỗ?  

Câu 3: Nhà bà A gần một nhà thờ, theo thông lệ những buổi cuối tuần bên phía nhà thờ sẽ có buổi học Thánh kinh, có tiếng chuông kéo ngân vang. Bà A vốn không thích những điều bên giáo hội, bà thường lấy lí do ồn ào để đem đi kể rồi chê bai về tôn giáo. Theo em việc làm của bà A có thể dẫn đến điều gì? 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Bài tập Ôn tập KTPL 11 cánh diều Bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác