Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nêu các tác dụng của đòn bẩy?

Câu 2: Đòn bẩy là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Câu 3: Nêu cấu tạo của đòn bẩy?

Câu 4: Ví dụ về các vật dụng trong cuộc sống có sử dụng đòn bẩy?

Câu 5: Nêu cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy? Lấy ví dụ minh họa?

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào?

Câu 2: Loại cân nào không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

Câu 3: Điều kiện giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 5: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có?

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là?

Câu 2: Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn 20 cm.

 Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn 20 cm.

Câu 3: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có?

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: :  Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

Câu 2: Một đòn bẩy AB có chiều dài 1 m. Ở 2 đầu người ta treo 2 vật có khối lượng lần lượt m1 = 400g và m2 = l00g. Để đòn bẩy cân bằng, điểm tựa 0 phải cách A một đoạn.... Cho biết đầu A treo vật 400g.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng, Bài tập tự luận Khoa học tự nhiên bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng , Đòn bẩy và ứng dụng kết nối ôn tâp tự luận, Tự luận Đòn bẩy và ứng dụng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác