Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 8 KNTT bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu các tác dụng của đòn bẩy?
Câu 2: Đòn bẩy là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 3: Nêu cấu tạo của đòn bẩy?
Câu 4: Ví dụ về các vật dụng trong cuộc sống có sử dụng đòn bẩy?
Câu 5: Nêu cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 1:
- Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
- Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.
Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 2:
Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác.
Ví dụ: Bập bênh, Cái kìm, Cái kéo,...
Câu 3:
Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy.
Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lực, lực F1 do vật tác dụng vào đòn đặt tại điểm O1, lực F2 do ta tác dụng vào đòn đặt tại điểm F2
Câu 4:
Ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực:
Bập bênh, mái chèo, bua nhổ đinh, kìm, xe cút kít, kéo cắt kim loại....
Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
Câu 5:
- Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.
- Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.
Ví dụ: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.
Bình luận